| Hotline: 0983.970.780

Hẫng hụt giống tốt

Thứ Ba 23/07/2013 , 12:39 (GMT+7)

Khi dư luận quan tâm đến thương hiệu nông sản để tăng giá trị cho nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân thì cũng thấy, đang thiếu giống độc quyền và việc đưa giống tốt ra đồng ruộng còn đầy trắc trở.

Khi dư luận quan tâm đến thương hiệu nông sản để tăng giá trị cho nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân thì cũng thấy, đang thiếu giống độc quyền và việc đưa giống tốt ra đồng ruộng còn đầy trắc trở.

“GIẬT GẤU VÁ VAI”

Sáng 17/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ông Lê Thành Trí, làm việc với Sở NN-PTNT bàn việc tổ chức đảm bảo giống xác nhận lúa thơm ST20 cho sản xuất. Mấy ngày trước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã về Sóc Trăng, thăm nơi làm ra giống ST20, rất khen ngợi và còn chỉ đạo Cục Trồng trọt xét công nhận đặc cách cho giống lúa ST20 được sản xuất đại trà.

“Chục ngày qua, chúng tôi lo giấy khai sinh cho ST20, chưa biết bao giờ xong, vất vả hơn tạo ra giống lúa”, chia sẻ của PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng Hồ Quang Cua, người chủ trì làm ra giống ST20. Thực ra, giống ST20 đã sản xuất thử ở huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) mấy năm rồi, riêng Cty TNHH Trung An mua 3 vụ gần nhất, tổng cộng 1.900 tấn thóc, làm ra gạo xuất khẩu được giá 900 USD/tấn. Khách hàng ưa chuộng nhưng lượng ít nên không đáp ứng được nhu cầu.

Đánh giá của Cục Trồng trọt, cách làm giống lúa ST20 ở Sóc Trăng tạo ra liên kết 4 nhà có hiệu quả vào hàng bậc nhất ĐBSCL hiện nay. Không chỉ có Cty TNHH Trung An, nhiều doanh nghiệp khác cũng cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm lúa ST20, nên đang sản xuất thử mà diện tích vụ đông xuân 2012-2013 đã 1.000 ha, dự kiến vụ đông xuân tới nâng lên 4.000-5.000 ha. “Làm lúa giống thuyết phục được nông dân và doanh nghiệp chấp nhận không dễ dàng, hồi đầu ít người mua, có khi chúng tôi phải đem lúa giống chà gạo ăn. Mỗi năm được tỉnh cấp cho 200, 300 triệu đồng nhưng làm giống cũng giật gấu vá vai thôi”, ông Cua tâm sự.


Ông Hồ Quang Cua (thứ hai từ phải) trên ruộng lai tạo lúa giống

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong mới đây cho rằng, gạo chưa có thương hiệu là do không có giống độc quyền và ông lấy ví dụ ST20 ngon cơm nhưng sau 2-3 năm lại phải thay giống. Ông Cua phản bác: “Dùng giống xác nhận chứ không phải thay giống. Ở nước ta, cánh đồng mẫu lớn đã quy định phải sử dụng giống xác nhận để đảm bảo chất lượng nên giống không còn cản trở việc xây dựng thương hiệu hạt gạo, chỉ còn vấn đề tham gia của doanh nghiệp”.

NHIỀU LÃNG PHÍ

Ông Cua nói thêm, tỉnh Sóc Trăng “cho mỗi năm vài trăm triệu đồng làm lúa giống là tốt lắm rồi, nhiều địa phương không cho”. Tuy nhiên, nghiên cứu giống tốt cụ thể để đưa ra đồng ruộng thì thiếu tiền, trong lúc các địa phương lại chi khá nhiều tiền cho những “đề án nghiên cứu khoa học” mà kết quả rất khó nhìn thấy.

Tỉnh Trà Vinh triển khai đề tài “Hỗ trợ mô hình sản xuất lúa giống chất lượng cao” với dự toán gần 1,8 tỷ đồng, từ hơn chục năm trước. Đến nay, đề tài đã nhận gần 1,2 tỷ đồng, nhưng không thành công. Chủ đề tài là ông Nguyễn Văn Truyền (PGĐ Sở KH&CN lúc đó) ký hợp đồng mua lúa giống và nhiều vật tư khác với Viện Lúa ĐBSCL, nhưng kết quả lúa giống tới nông dân lại sai chủng loại. Nguyên nhân chính, đề tài do một người đưa ra nhưng lại giao cho ông Truyền làm chủ nhiệm, trong lúc ông không có chuyên môn. Ông Truyền nay làm Bí thư Đảng uỷ Khối doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh, đề tài lúa giống đã tiêu nhiều tiền mà chưa biết bao giờ quyết toán được.

Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh có 8 đề tài nghiên cứu về cá, tôm thực hiện nhiều năm, đã chi nhiều tiền nhưng cũng không nghiệm thu, quyết toán được. Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trên cả nước được mời về tỉnh Trà Vinh thực hiện các “đề tài nghiên cứu khoa học” mà kết quả rõ nhất đến nay là bị phát hiện nhiều khoản chi khống. Đề tài đưa cây màu xuống chân đất ruộng do PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ ở Trường ĐH Cần Thơ làm chủ nhiệm, bị phát hiện 23 hợp đồng khống, nên đã quá hạn mà chỉ được chấp nhận quyết toán 48% tổng kinh phí hơn 700 triệu đồng. PGS.TSKH Nguyễn Tác An (Viện Hải dương học) làm chủ đề tài nghiên cứu thủy sản ven sông, tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng, bị phát hiện 13 hợp đồng khống. TS Hoàng Văn Huân (Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam) làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu bờ biển cũng kê khống thuê ghe đi khảo sát, đo đạc vùng biển.

GIỐNG HAO HỤT 55%

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2013 của Bộ NN-PTNT, “chất lượng cá tra bố mẹ không cao” nên tỷ lệ giống hao hụt khá lớn, “cá biệt ở một số nơi tỷ lệ hao hụt trung bình trong cả vụ nuôi từ 20-55%”. Đấy là giống cá tra đã được quan tâm đầu tư nhiều năm qua với chương trình thay thế đàn cá bố mẹ thoái hóa bằng đàn cá bố mẹ từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Đến hết năm 2012, theo báo cáo thì Viện Nghiên cứu đã cung cấp cho ĐBSCL hơn 100.000 con cá tra bố mẹ.

Tôm giống nước lợ cũng nhiều năm qua hô hào “nâng cao chất lượng” nhưng hiện nay tình trạng không đảm bảo chất lượng (tôm dễ nhiễm khuẩn và chậm lớn) vẫn xảy ra. Còn trái cây, rau màu càng khó tìm những giống độc quyền của Việt Nam có thể sản xuất hàng hóa lớn trên đồng ruộng.

Cây lúa trên đồng ruộng, giống chất lượng thấp IR50404 thường chiếm trên 20%, có nơi đến 50% diện tích canh tác dù các địa phương năm nào cũng hô hào giảm xuống dưới 20%.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm