| Hotline: 0983.970.780

Hào hứng đón ngô chuyển gen

Thứ Sáu 17/04/2015 , 06:33 (GMT+7)

Nông dân, đại lý phân phối phấn khởi, dù vậy vẫn nửa mừng, nửa lo, liệu NK66 Bt/GT “đắt có xắt ra miếng”?

Đầu tháng 4/2015, giống ngô biến đổi gen NK66 Bt/GT được Cty Syngenta Việt Nam chính thức phân phối tại Sơn La. Trước đó, Bộ NN-PTNT đã đặc cách công nhận giống ngô này.

Nông dân, đại lý phân phối phấn khởi, dù vậy vẫn nửa mừng, nửa lo, liệu NK66 Bt/GT “đắt có xắt ra miếng”?

Giống lạ mà quen

NK66 Bt/GT là giống ngô gì? Có đặc tính gì vượt trội? Cách trồng, chăm sóc có gì khác giống ngô thường? Năng suất, chất lượng ra sao?

"Trong các buổi tiếp xúc, tập huấn, chúng tôi luôn lưu ý bà con hai vấn đề. Một là không được trộn lẫn ngô thường và ngô chuyển gen để trồng, vì khi phun thuốc cỏ cháy chậm ngô thường sẽ chết.
Thứ hai, là chỉ được dùng thuốc trừ cỏ cháy chậm có hoạt chất Glyphosate để phun. Nếu dùng các loại thuốc diệt cỏ cháy nhanh (chứa hoạt chất Paraquat), NK66 Bt/GT cũng sẽ bị chết như những giống ngô thông thường.
Đây là hai vấn đề đặc biệt quan trọng đảm bảo nông dân Sơn La áp dụng đúng kỹ thuật để giống ngô chuyển gen NK66Bt/GT mang lại hiệu quả cao nhất", ông Nguyễn Huy Cường chia sẻ.

Để giải đáp thắc mắc cho người dân, Cty Syngenta đã tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho đại lý, người dân tận từng thôn bản. Ngày 5/4, đại diện 75 đại lý ở các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Yên Châu của tỉnh Sơn La… được mời tham dự lớp tập huấn.

Ông Nguyễn Huy Cường, GĐ Kinh doanh khu vực miền Trung và miền Bắc, Cty Sygenta Việt Nam cho biết, NK66 Bt/GT là giống ngô lai NK66 sau khi được chuyển hai gen Bt và GT. Trong đó, Bt là gen giúp cây ngô kháng sâu đục thân còn GT là gen giúp cây có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ hoạt chất Glyphosate (thuốc cỏ cháy chậm).

Bên cạnh đó, khi đưa ra thị trường, NK66 Bt/GT còn được xử lý bằng thuốc Cruiser, giúp cây phòng trừ được sâu xám, bảo vệ sự sinh trưởng và phát triển của cây con ngay từ giai đoạn đầu.

Bà Lại Thị Tươi, đại lý kinh doanh giống và vật tư nông nghiệp Lỏi Tươi (thị trấn Nông trường Mộc Châu) cho biết, trước đó bà đã được đi tham quan mô hình khảo nghiệm giống NK66 Bt/GT ở huyện Mai Sơn.

 Theo bà Tươi, đây là một giống ngô có nhiều ưu điểm như kháng sâu đục thân, tránh được tác hại của sâu xám, đặc biệt nhất là tính chống chịu thuốc trừ có cháy chậm Glyphosate.

“Các đơn vị đưa càng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào cho người dân SX càng tốt. Tôi thấy, như giống ngô thường, người dân phải phun thuốc đến 2 - 3 lần nhưng giống này chỉ phun một lần lúc cây ngô 5 - 7 lá là có thể yên tâm về cỏ dại cho đến hết vụ.

Giá giống cao hơn nhưng tiền thuốc, công phun, làm cỏ giảm xuống, tính ra dùng ngô chuyển gen chi phí đầu tư còn lợi hơn”, bà Tươi nói.

Ngay sau buổi tập huấn, đại lý này đã nhập về trên 10 tấn NK66 Bt/GT để bán. Đến ngày 12/4, lượng NK66 Bt/GT trong kho chỉ còn hơn 1 tấn. Cuối vụ, nhiều hộ đã mua giống nhưng quyết tâm ra đổi lấy NK66 Bt/GT để trồng thử xem sao.

Ai mua, ở đâu, số điện thoại đều được các đại lý ghi lại đầy đủ để kiểm tra thường xuyên. Người dân thắc mắc có thể điện thoại trực tiếp cho đại lý hoặc cán bộ vùng của Cty để được tư vấn.

Đại lý giống Hiền Đảng, xã Tân Lập (huyện Mộc Châu) thì cho biết, vì cuối vụ nên chỉ dám nhập 5 tạ NK66 Bt/GT về bán, đến ngày 12/4 thì bán hết sạch. Từ sáng đến tối, người dân kéo đến nhà ông Đảng đông nghịt để được nhìn tận mắt giống ngô biến đổi gen này.

09-56-25_2
Người dân tập trung ở đại lý giống nghe tư vấn

Vừa bán hàng, vừa giải đáp thắc mắc cho người dân, ông Đảng bảo, cuối vụ mà vẫn bị "xoay" đến chóng mặt.

Anh Nguyễn Văn Kiệm, chủ một đại lý giống (cùng xã Tân Lập) cho biết, nhập về gần 1 tấn ngô NK66 Bt/GT bán sau 1 tuần thì gần như hết sạch. Nhiều hộ dân cũng đem giống ngô mua trước đó ra đổi về để trồng thử.

 Người dân chỉ thắc mắc, giá giống hơi cao so với NK66, nhưng ai cũng háo hức được thử nghiệm công nghệ chuyển gen mới lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Nửa mừng nửa lo

Ngoài các đại lý, Cty Sygenta còn tổ chức hơn 20 lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân về giống NK66 Bt/GT. Ông Nguyễn Đình Sắc, tiểu khu 9, thị trấn Mộc Châu bảo, vừa đi mua thêm 7 kg NK66 Bt/GT về trồng thử.

“Tôi cũng được tham gia hai buổi tập huấn. Trước giờ nhà tôi toàn trồng giống NK66, nay có giống mới nghe bảo chất lượng, hiệu quả hơn thì trồng thử. Nếu đúng là giống ngô này chịu được thuốc diệt cỏ cháy chậm thì rất phù hợp với đất đai ở đây.

Tôi chỉ biết giống trên có ưu điểm là kháng sâu đục thân, chịu được thuốc cỏ cháy chậm chứ biến đổi gen gì đó thì chịu”, ông Sắc cho biết thêm và nhẩm tính, nếu chỉ phải phun thuốc một lần, tiền thuốc, công phun thì bù lại được tiền giống.

Cứ A Lau ở bản Phiêng Cành (xã Tân Lập) nghe tin có giống mới, hớt hải chạy đi mua 20 kg về trồng. Ai tư vấn cho anh – tôi hỏi. Lau bảo, thì ra mua lập tức đại lý họ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc. Giống mới thì không bị con sâu đục thân nó ăn, dùng thuốc trừ cỏ phun trùm lên thì cây ngô không bị chết.

Tôi lại hỏi, anh có phân biệt được thuốc trừ cỏ cháy nhanh hay cháy chậm không. Lau gật đầu: “Có chứ, tao trồng ngô mấy chục năm, mọi năm vẫn dùng loại này mà. Nhìn mãi cũng quen thì phân biệt được”.

Vàng A Cú, bản Tả Phình (xã Tân Lập) bảo, vừa đi mua thêm 4 kg giống mới về trồng. Tôi hỏi, thế anh biết gì về giống ngô mới này. Cú bảo, nghe đại lý, cán bộ của Cty hướng dẫn kỹ thuật thấy giống ngô này kháng được sâu đục thân, chịu thuốc cỏ cháy chậm, năng suất, hiệu quả tốt hơn thì cứ trồng thử. Cuối vụ thu hoạch mới biết được.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Huy Cường cho biết, NK66 Bt/GT có những ưu điểm vượt trội hơn so với giống NK66 thường. Việc chuyển được gen kháng sâu đục thân và thuốc trừ cỏ Glyphosate sẽ giúp người dân bảo vệ cây khỏi sâu hại từ đó gia tăng năng suất, giảm lượng thuốc BVTV và công chăm sóc, giúp người nông dân tiện lợi và an tâm hơn khi sử dụng.

Chắc chắn người nông dân trồng ngô tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều khi công nghệ này được ứng dụng rộng rãi.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm