| Hotline: 0983.970.780

Hạt điều Bình Phước có tệ như ông Bình nói?

Thứ Hai 04/04/2011 , 19:16 (GMT+7)

Bài viết của TS Hoàng Bình đã làm nhiều người đọc bức xúc, phẫn nộ, kể cả những doanh nghiệp chế biến hạt điều chân chính…

* Trao đổi với TS Hoàng Bình, tác giả bài báo "Hạt điều Bình Phước vì sao mất giá?"

Báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 31/3/2011 có đăng bài: "Hạt điều Bình Phước vì sao mất giá?" của TS Hoàng Bình đã làm nhiều người đọc bức xúc, phẫn nộ, kể cả những doanh nghiệp chế biến hạt điều chân chính…

SAI SỰ THẬT, THIẾU LOGIC

Cây điều gắn bó với nông dân Bình Phước hơn 30 năm và sản phẩm nhân điều Bình Phước đã được cả thế giới công nhận đặc biệt “thơm ngon” hơn hẳn nhân điều những vùng miền khác trên thế giới. Bình Phước chiếm gần 50% tổng diện tích điều của cả nước ta nhưng sản lượng chiếm gần 60%. Năm 2010, Bình Phước tổ chức Lễ hội quả điều vàng và xây dựng thương hiệu hạt điều đang được lãnh đạo tỉnh, nông dân phấn đấu thực hiện.

Toàn bộ bài viết với lời lẽ gay gắt, chua ngoa đã chỉ trích, lên án nhà vườn, tiểu thương - những người đầu tiên giúp ngành chế biến hạt điều Việt Nam hình thành và phát triển mạnh mẽ trong hơn 2 thập kỷ qua. Bài viết không có tính logic, thiếu khoa học và sai sự thật, bôi nhọ, hạ phẩm chất một nông sản có tiếng tăm trên thị trường với mục đích để ép giá nông dân.

Tác giả Hoàng Bình viết: “Cách đây khoảng 5 - 6 năm, hạt điều Bình Phước là “số một” cả về chất lượng, độ thơm ngon, giá cả bán ra luôn ở mức cao nhất thế giới. Nhưng thời oanh liệt đó đã qua rồi". Ông Bình cũng đã tự ý hạ giá điều Bình Phước “cao hơn hạt điều trung bình của Châu Phi, thấp nhất với mức giá của các vùng thấp nhất của Việt Nam, xếp hạng “cửa dưới” về giá và tính hiệu quả khi so sánh với bất kỳ một vùng điều nào trên thế giới”...

Ông Bình kết luận: "chào xẻ, gian lận của tiểu thương, nhà vườn ở Bình Phước là nguyên nhân làm hạt điều Bình Phước mất giá và các doanh nghiệp lớn bỏ thị trường quê hương của hạt điều cùi cuống, đất cát... Số nhà vườn có lương tâm cắt bỏ sạch sẽ cùi cuống và không xào chẻ ngày càng vắng bóng, vì “cả làng cùng làm ngu gì mình không làm”.

Trên thực tế giá điều Bình Phước luôn ở mức cao hơn từ 25 - 30% so với hạt điều thô nhập khẩu và khi lấy giá điều trong nước để so sánh Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cũng chỉ lấy giá điều Bình Phước làm đối chứng.

Điều này được minh chứng tại Hội nghị thu mua điều diễn ra vào cuối tháng 2/2011, khi ông Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Vinacas cho biết: Giá thu mua điều thô trong nước đã tăng trung bình 26% (từ 30.000 đồng/kg tăng lên 38.000 đồng/kg). Giá điều thô nhập khẩu từ Inđônêxia và Bờ Biển Ngà cũng đã tăng gấp rưỡi (20.000 đồng/kg tăng lên 30.000 đồng/kg), nhưng hàng chưa kịp về. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam nhập khẩu 40-60% nguyên liệu/sản lượng điều nhân sản xuất. Giá nguyên liệu tăng phi mã và khan hiếm đang làm các doanh nghiệp chế biến hạt điều điêu đứng.

Cùng thời điểm đó, ở Bình Phước - thủ phủ của cây điều nhiều nông dân cho biết: Giá điều thô ở Đồng Xoài được các đại lý thu mua 36.000 đồng/kg, cao hơn đầu vụ điều của năm 2009 là 20.000 đồng/kg. Ở Phước Long giá điều thô đã đạt 40.000 đồng/kg, nhưng nông dân Bình Phước chưa có điều để bán. Các đại lý thu mua trên địa bàn tỉnh chỉ mới dạo đầu mua được vài chục kg/ngày. Vậy mà, lấy cơ sở nào để ông Bình phán xét, cho giá hạt điều Bình Phước như trên?

Nhà vườn trồng điều ở Bình Phước chịu thương, chịu khó, nhẫn nại cầm cự kể cả khi thời điểm mà hạt điều khó cạnh tranh được với các nông sản khác để giúp những doanh nghiệp như DN của ông Hoàng Bình ngày càng giàu kếch xù. Thật là nghịch lý, nhà vườn, nông dân trồng điều ở Bình Phước- những người ông Bình gọi là “cướp tiền của các doanh nghiệp” lại chủ yếu là hộ nghèo. Còn những người như ông Bình bị “cướp trắng” thì ngày càng giàu, một lập luận thiếu khoa học, không logic phải không ông TS Hoàng Bình?

AI ÉP AI?

Hiện nay, nguyên liệu điều thô trong nước chỉ đáp ứng gần 50% cho công nghiệp chế biến nhân điều xuất khẩu, nhưng một nghịch lý đã trở thành quy luật mà nông dân là người gánh chịu thiệt thòi nhất: Được mùa là mất giá. Mùa điều năm nay đến chậm bởi những đợt gió mùa từ miền Bắc tràn vào gây mưa trái mùa kèm theo lốc xoáy, mưa đá, sương muối đã làm nông dân trồng điều Bình Phước gần như trắng tay. Một mùa điều muộn màng nhưng ngắn ngủi chưa từng xảy ra trong suốt gần 3 thập kỷ, kể từ khi cây điều có mặt trên đất Bình Phước. Thế nhưng, giá điều thô thì luôn nhảy múa làm nông dân và cả tiểu thương, đại lý thu mua càng thêm điêu đứng.

Đầu tháng 3, điều bắt đầu chín giá điều thô ở Bình Phước đạt ngưỡng 36-40.000 đồng/kg. Thời điểm điều chín rộ của đợt hoa đầu tiên trong vụ, với vài trận mưa khiến giá điều rớt thẳng đứng, ở Bù Gia Mập là 24.000 đồng/kg và Đồng Phú là 22.000 đồng/kg. Dựa vào đó doanh nghiệp bao biện lý do: Chất liệu hạt điều giảm do mưa, hạt lép, teo vì sâu bệnh, vỏ dày, tỷ lệ nhân thấp….Trong lúc đó, giá điều nhân trên thị trường thế giới đang tăng cao. Khi trời nắng ráo trở lại và nhìn lên cành điều trái đã cạn, hoa chưa ra vậy mà giá điều lại nhảy múa dao động từng ngày 30-33.000 đồng/kg tại Bù Gia Mập.

Không phải với mùa điều bất thường năm nay, mà vụ điều năm nào doanh nghiệp cũng ra giá từng ngày, khi điều chín rộ giá thấp đến khi hết tăng lên vài giá… 95% nhân điều xuất khẩu ra nước ngoài, đương nhiên giá bán doanh nghiệp ký hợp đồng không thể nhảy múa từng ngày, từng giờ như giá mua điều thô đối với nông dân.

Những năm 2005-2006, gian lận thương mại hạt điều được các doanh nghiệp chế biến điều có tầm cỡ ở Bình Phước nói nhiều (như tác giả Hoàng Bình viết trong bài báo) tại các hội nghị thu mua điều. Thế nhưng, thực hư thế nào chưa có bằng chứng, chưa có một vụ việc nào được các cơ quan thực thi pháp luật đưa ra về “nạn gian lận thương mại với hạt điều thô” như doanh nghiệp tố cáo. Có thể, đây cũng là chiêu để doanh nghiệp hạ giá ép nông dân khi điều chín rộ và họ đang thiếu tiền trả nợ. Với chiêu này, các doanh nghiệp ở Bình Phước, trong đó có doanh nghiệp của ông Hoàng Bình cũng với mục tiêu để giành thị trường cho riêng mình, giảm cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài tỉnh vào thu mua điều thô ở Bình Phước.

ÔNG VÕ HÙNG CHIẾN (ĐTDĐ 0986778678), NÔNG DÂN TRỒNG ĐIỀU GIỎI, THÔN KHẮC KHOAN, PHÚ NGHĨA, HUYÊN BÙ GIA MẬP:

“NÔNG DÂN MÀ LỪA ĐƯỢC DOANH NGHIÊP THÌ CÁ LÀM TỔ ĐƯỢC TRÊN CÀNH RỒI”

Nông dân nói chung và người trồng điều nói riêng chưa bao giờ lừa ai được, “nông dân mà lừa được doanh nghiệp để cướp tiền như ông Bình nói thì cá làm tổ được trên cành rồi”. Những gì ông Bình viết về các thủ thuật gian lận thương mại của nông dân và tiểu thương tôi đề nghị lãnh đạo tỉnh và cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ. Theo QĐ 80 của Chính phủ (liên kết 4 nhà), trên thực tế doanh nghiệp chưa bao giờ gắn bó với nông dân, không hỗ trợ được gì cho nông dân ngoài ép giá theo kiểu “ban ơn”.

Đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng phi mã, nhưng hễ được mùa là doanh nghiệp kiếm cớ ép giá nông dân. Các chính sách của Nhà nước cũng chỉ ưu đãi cho doanh nghiệp, kể cả lãi suất ưu đãi kích cầu chủ yếu là đổ vào doanh nghiệp. Quyết định 80 phối kết hợp 4 nhà chưa bao giờ trở thành hiện thực. Nông dân không nói được như doanh nghiệp.

Ngoài những lời lẽ rêu rao của doanh nghiệp về vấn nạn thương mại khi mùa điều đến, có một phương thức mà một số doanh nghiệp chế biến điều dùng để định giá trong mùa điều: Cất điều chìm, điều rin lấy điều nổi để trộn vào tính tỷ lệ “chìm, nổi” qua đó định giá hạt điều. Phương thức này sao không được ông Bình nhắc tới?!

CHỊ TRẦN THỊ YẾN (ĐTDĐ 0985566886), NHÀ VƯỜN, TIỂU THƯƠNG THU MUA ĐIỀU Ở XÃ BÙ GIA MẬP, HUYÊN BÙ GIA MẬP

Tôi sống và gắn bó với cây điều, nông dân trồng điều ở Đắk Ơ, Bù Gia Mập hơn 35 năm. Nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng điều có tiếng tăm xưa nay vẫn thu hoạch điều theo phương thức nhặt bỏ cùi sạch cho vào bao và bán tại vườn cho các tiểu thương hoặc chở bán cho các đại lý theo giá điều tươi. Những năm gần đây, qua các phương tiện truyền thông đều phản ánh về “vấn nạn gian lận thương mại điều thô” như ông Bình viết, kể cả ở khu vực Đăk Ơ, Bù Gia Mập làm tôi vô cùng ngạc nhiên vì phương thức thu hoạch điều không có gì khác trước đây.

Cũng không xảy ra tình trạng tiểu thương ngang nhiên gian lận xào chẻ, trộn tạp chất xảy ra ở Bù Gia Mập như các doanh nghiệp tố cáo. Tuy nhiên, để bảo vệ hạt điều của địa phương tôi và chồng tôi (đều là cán bộ lãnh đạo xã), đã cảnh báo cấm người dân không được dùng các thủ đoạn gian lận thương mại như các phương tiện truyền thông đã nói, đồng thời kiểm soát chặt chẽ mua bán của các tiểu thương trên địa bàn. Chúng tôi chưa phát hiện vụ việc gian lận thương mại hạt điều nào.

Trong năm 2011, tôi nghỉ công tác ở UBND xã và về nhà vừa làm vườn vừa kết hợp thu mua nông sản trong đó có điều. Tôi thấy, ở các đại lý gom hàng rất kỹ, kiểm tra từng bao về chất lượng và tiểu thương cũng không có biểu hiện gian lận thương mại nào. Vậy mà bài báo của ông Hoàng Bình vu cáo: Cả làng gian lận thương mại, trừ cùi, trộn đất cát, nước để cướp tiền người mua…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm