| Hotline: 0983.970.780

Hậu thế tìm thấy gì ở Kim cổ cách ngôn?

Thứ Năm 01/03/2012 , 10:44 (GMT+7)

Nhà nho, chí sĩ yêu nước Lương Văn Can đã biên soạn “Kim cổ cách ngôn” với 152 câu khuyên răn đắt giá được sàng lọc theo thời gian.

Lâu nay, chúng ta đều biết đến một chí sĩ yêu nước Lương Văn Can, nhưng không nhiều người biết đến một nhà nho uyên thâm Lương Văn Can.

Ngoài vai trò sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, cả cuộc đời Lương Văn Can (1854-1927) thao thức khơi dậy dân trí và dân khí cho người Việt Nam. Để các thế hệ hậu sinh có thêm nền tảng để khám phá bản thân và chinh phục thiên hạ, ở tuổi ngoài 70 sau bao năm tranh đấu và tù đày, Lương Văn Can lấy hiệu là Ôn Như bình thản ngồi xuống biên soạn “Kim cổ cách ngôn” với 152 câu khuyên răn đắt giá được sàng lọc theo thời gian.

Ôn Như – Lương Văn Can trình bày cách ngôn bằng chữ Hán, sau đó chú giải bằng quốc ngữ. Chữ Hán giúp giữ nguyên hồn vía và chiều sâu của mỗi cách ngôn. Chú giải bằng quốc ngữ để ai cũng nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của mỗi cách ngôn. Phương pháp đầy cẩn trọng ấy của ông khiến “Kim cổ cách ngôn” dù trải qua gần một thế kỷ vẫn lưu trữ trọn vẹn phẩm chất một ấn phẩm dạy làm người và học làm người!

Ôn Như – Lương Văn Can quan niệm về cách ngôn: “Lời nói là tiếng trong bụng. Có tư tưởng điều gì thì phát ra lời nói. Nói ra mà nghĩa lý chính đáng ai ai cũng lấy làm phải, đời đời cũng lấy làm phải. Bởi lời nói ấy mà lập nên đức tốt, thành được công to, thế thì lời nói lưu truyền mãi mãi, dẫu muôn đời cũng không đổi”.

Đọc “Kim cổ cách ngôn” cũng giống như một hành trình để hiểu 71 năm Ôn Như – Lương Văn Can đã sống, đã ưu tư, đã dâng hiến cho cõi nhân gian nhiều thương mến và ngổn ngang. Ông nhắc chúng ta quý trọng từng phút giây “chú tọa đương tích âm, dạ tọa đương tích đăng” (ngồi ban ngày nên tiếc ánh mặt trời, ngồi ban đêm nên tiếc bóng ngọn đèn). Ông nhắc chúng ta giữ gìn nết ăn nết ở “bệnh tòng khẩu nhập, vạ tòng khẩu xuất” (bệnh từ miệng vào, vạ từ miệng ra). Ông nhắc chúng ta đắn đo hành động “vô sự thời bất dao tâm không, hữu sự thời bất dao tâm loạn” (lúc không có việc gì thì vẫn nên nghĩ ngợi, lúc xảy ra chuyện gì cũng không nên rối trí).

Ngày tháng vô tình luôn có khả năng đẩy lùi nhiều thứ vào quá vãng. Vậy “Kim cổ cách ngôn” của Ôn Như – Lương Văn Can còn giá trị như thế nào trong bối cảnh kinh tế thị trường. Rất đơn giản, ông khuyên doanh nhân “tín dụng tức tư bản” (chữ tín chính là vốn liếng), đồng thời ông cũng khuyên những ai đang nao núng làm giàu “hoàng kim vô chủng, độc sinh ư cần kiệm nhân gia” (miếng vàng không có giống, chỉ sinh ra ở nhà nào biết cần kiệm).

Sau gần 100 năm, kể từ lần in đầu tiên vào năm 1925, “Kim cổ cách ngôn” của Ôn Như – Lương Văn Can được NXB Thời Đại và CLB Doanh Nhân Sài Gòn tái bản nguyên vẹn bằng cách chụp lại toàn bộ, chứ không sắp chữ theo công nghệ in hiện đại. Có thể ngôn ngữ thời Ôn Như - Lương Văn Can khác biệt so với cách nói và cách nghĩ bây giờ, nhưng có nhiều câu vẫn làm chúng ta thấm thía như “vô tài phi bần, vô nghiệp vi bần” (không có của cải thì không phải nghèo, không có nghề nghiệp mới thực sự nghèo).

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm