| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả dự án hỗ trợ phụ nữ nghèo

Thứ Bảy 05/11/2016 , 14:25 (GMT+7)

Người tham gia dự án sẽ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, được cung cấp những kỹ năng giúp cải thiện sinh kế, đa dạng hóa sản xuất và tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực có sẵn...

09-42-49_dscn3109
Mô hình cây màu hỗ trợ sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo ở ấp Sa Mâu (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành – Sóc Trăng). Ngoài hỗ trợ chị em phụ nữ còn được hỗ trợ thêm các kiến thức KHKT trong trồng hoa màu.
 

Sau hai năm triển khai thực hiện Dự án “Hỗ trợ sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo và nạn nhân của bạo hành gia đình và buôn bán” tại 6 xã thuộc huyện Châu Thành và thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), do Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (Đức) tài trợ với tổng vốn dự án là 4 tỷ đồng; với mục tiêu chính là tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề thủ công, dịch vụ của phụ nữ nghèo và giảm thiểu đáng kể số trường hợp bạo hành gia đình, ngăn chặn các vụ mua bán phụ nữ, góp phần ổn định xã hội ở các xã dự án.

Dự án là sự hợp tác giữa Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng. Đến nay, Ban quản lý dự án đã thành lập các nhóm hỗ trợ Phụ nữ tại cộng đồng, hình thành 331 nhóm Phụ nữ tiết kiệm, 3 Câu lạc bộ Niềm tin nhân đôi, nỗi buồn chia hai, với 7.015 thành viên.

Theo bà Trịnh Kim Ngân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng, thông qua dự án, các hộ, phụ nữ tham gia dự án sẽ được cải thiện đời sống về cả vật chất và tinh thần, tạo việc làm, giảm tỷ lệ nghèo tại các vùng dự án cũng như nâng cao tính cộng đồng. Người tham gia dự án sẽ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, được cung cấp những kỹ năng giúp cải thiện sinh kế, đa dạng hóa sản xuất và tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực có sẵn. Dự án cũng tổ chức các lớp tuyên truyền kỹ năng sống, ứng xử trong gia đình, phổ biến kiến thức pháp luật, các lớp nói chuyện chuyên đề để giúp phụ nữ hiểu hơn về bạo hành giá đình và ngăn chặn các vụ mua bán phụ nữ.

“Qua khảo sát của Ban Quản lý Dự án cho thấy, có 80% hộ nghèo thuộc nhóm mục tiêu được tăng thu nhập gia đình, trong đó tăng ít nhất 30% thu nhập bình quân của hộ nghèo tham gia Dự án, thông qua các hình thức hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình trong chăn nuôi và mua bán nhỏ…” – bà Ngân chia sẻ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.