| Hotline: 0983.970.780

JICA giúp dân giảm nghèo

Thứ Ba 10/09/2013 , 10:35 (GMT+7)

Dự án “Tiếp cận tổng hợp đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhằm ứng phó với thảm họa tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ.

Dự án “Tiếp cận tổng hợp đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhằm ứng phó với thảm họa tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ. Tại TT- Huế, dự án được Trường ĐH Nông lâm Huế triển khai từ tháng 10/2010 - 9/2013 ở các vùng sinh thái khác nhau.

Tại hội thảo đánh giá hoạt động của dự án (do Trường ĐH Nông lâm Huế phối hợp cùng Trường ĐH Kyoto tổ chức tại TP.Huế), PGS.TS Lê Văn An, Phó Hiệu trưởng ĐH Nông lâm Huế đánh giá: “Trong thời gian qua, dự án có sự phối hợp rất hiệu quả giữa các giáo viên, cán bộ nghiên cứu của 2 trường, sự hợp tác gần gũi và hiệu quả với chính quyền địa phương và người dân tham gia”.

Theo PGS.TS Lê Văn An, xuất phát từ điểm chung nhất của dự án là cùng người dân tìm hiểu, nghiên cứu tình hình để phát triển các giải pháp mà họ có thể làm được và đảm bảo tính bền vững, tính nhân rộng trong cộng đồng.

Bài học rút ra trong quá trình thực hiện dự án là đa dạng trong các hoạt động SX, hoạt động nâng cao năng lực cho nông dân; tăng cường năng lực để họ có đủ khả năng đối phó hiệu quả với thảm họa tự nhiên...

Tại tỉnh TT- Huế, dự án đến với 4 xã Hương Lâm (huyện A Lưới), Hồng Tiến, Hương Phong, Hương Vân (thị xã Hương Trà) với gần 1.000 hộ tham gia. Có mặt tại nhiều địa phương của thị xã Hương Trà mới thấy hết hiệu quả về mặt sinh kế của dự án mang lại.


Được hỗ trợ từ dự án, hộ anh Nguyễn Đính Tính phát triển trang trại, thu hàng trăm triệu đồng/năm

Với diện tích trên 1 ha trang trại, bằng mô hình kinh tế tổng hợp từ nuôi giun quế, gà sao, lợn đến trồng keo tai tượng, tre điền trúc, chuối đã giúp anh Nguyễn Đình Tính (tổ dân phố 10, phường Hương Vân) thu lãi 250 - 300 triệu đ/năm.

Anh Tính cho biết: “Được dự án hỗ trợ từ tháng 5/2012 với 25 cặp gà sao giống, 2 con lợn nái, 10 kg giun quế. Sau quá trình nuôi, đến nay các vật nuôi phát triển tốt và đã sinh sản những lứa đầu tiên. Riêng giun quế là nguồn thức ăn chính cho gà vịt rất hiệu quả.

Hộ gia đình mình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, tiếp cận với các loại cây trồng, vật nuôi mới nên mình chăn nuôi bài bản hơn với cách truyền thống nhiều, từ đó hiệu quả kinh tế cũng nâng lên rõ rệt”.

Không chỉ mang lại các giống cây trồng, vật nuôi mới mà dự án còn tổ chức các lớp tập huấn, giúp bà con tham quan, học hỏi những mô hình kinh tế, cách làm hay như xây chuồng lợn vượt lũ, ủ sắn yếm khí, trồng cây chè khổng lồ…

Hương Vân cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh TT- Huế là vùng đất trũng, chịu ảnh hưởng nặng nề của những trận lụt hàng năm. Chuồng nuôi lợn vượt lũ, cùng phương pháp ủ sắn yếm khí làm thức ăn dự trữ nhiều ngày cho lợn đã thực sự phát huy được hiệu quả với địa phương này.

Bà Trần Thị Tô, một hộ dân được dự án hỗ trợ phấn khởi: “Trước đây, sắp đến mùa lũ thì phải bán hết lợn, dù giá rẻ cũng phải chịu. Nếu không lũ về thì lợn nuôi cả năm cũng chẳng biết di tản đi đâu, thức ăn mùa lũ cũng không có nên những hộ gia đình chăn nuôi như chúng tôi rất khổ sở. Nay thì nhờ chuồng lợn vượt lũ nên việc chăn nuôi lợn dễ dàng hơn, lợn nuôi vượt lũ, đến tết giá bán cũng cao hơn nhiều”.

Trong một lần được đi tham quan ở các tỉnh phía Nam, hộ bà Tô đã học hỏi được cách xây chuồng lợn vượt lũ. Được dự án hỗ trợ 2 triệu đồng, hội phụ nữ xã cho vay 2 triệu, bỏ thêm ít vốn bà Tô đã có thể xây chuồng vượt lũ cho lợn. Chuồng được xây lên cao, hàng ngày làm “kho” nơi cất giữ lương thực, đồ sinh hoạt khi có mưa lớn cũng rất hiệu quả.

Không chỉ được hỗ trợ xây chuồng, nhiều hộ dân còn được hướng dẫn cách ủ sắn yếm khí, dự trữ thức ăn hiệu quả cho lợn. Sắn sau khi thu hoạch được nghiền mịn, trộn tỷ lệ cứ 100 kg sắn thì trộn 0,5 kg muối. Hỗn hợp này được bỏ vào bao nilon cột kính, nén chặt trong môi trường yếm khí. Ở vùng lũ có thể mang đi chôn, đến khi đào lên lấy làm thức ăn cho lợn.

Cách làm này có thể bảo quản được sắn trong thời gian từ 8 tháng đến 1 năm, khi ủ sắn, làm lượng độc tố cũng giảm. Với sắn ủ yếm khí có thể dễ dàng giải quyết được khâu thức ăn rất kham hiếm trong mùa mưa lũ, dự trữ được trong thời gian khá dài mà không bị hư hại sau khi thu hoạch.

Ngoài ra, cây chè khổng lồ (tên khoa học là Trichanthera Gigantaea) cũng được ĐH Nông lâm Huế đưa về cho bà con làm thức ăn chăn nuôi lợn rất hiệu quả, bởi đây là cây trồng có tỷ lệ hàm lượng đạm cao, chịu ngập úng, khô hạn rất tốt, phù hợp với nhiều vùng đất miền Trung.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất