| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề làm chè VietGAP

Thứ Năm 29/03/2018 , 08:01 (GMT+7)

Những thành công liên tục của người dân trong chăm sóc, chế biến chè đã đưa xóm 5, thị trấn Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) được nhận bằng vinh danh làng nghề tiêu biểu Việt Nam.

Xây dựng chứng nhận VietGAP

Năm 2010, người làm chè xóm 5 nô nức chuẩn bị thực hiện hoạt động hưởng ứng và tham gia các nội dung của Festival chè Quốc tế Thái Nguyên lần thứ nhất năm 2011.

10-58-34_1
Áp dụng VietGAP là đòi hỏi tất yếu và phổ biến của người làm chè ở làng nghề chè xóm 5, thị trấn Sông Cầu (ảnh: ĐVT)

Một trong những hoạt động thiết thực nhất khi ấy là xây dựng chứng nhận SX chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Giữa năm 2011, gần 10ha chè, chiếm 1/10 tổng diện tích chè của xóm đã được cấp chứng nhận VietGAP. Những hữu ích về mọi mặt của phương thức SX mới, đã được khẳng định tại các cuộc thi của lễ hội chè. Sản phẩm chè của xóm 5 đã xuất sắc đoạt giải nhất tại cuộc thi Búp chè vàng.

Người làm chè xóm 5 cũng giành giải cao khi tham gia cuộc thi Bàn tay vàng và nghệ thuật trình diễn pha trà, mời trà. Chè VietGAP có sức lan tỏa rất nhanh. Điều kiện cốt lõi là giá bán chè được nâng cao.

Ông Hoàng Xuân Thủy (Trưởng làng nghề xóm 5) cho hay, thương lái và thị trường chẳng khác nào những kít thử để quyết định chính xác giá trị, chất lượng của chè. Người làm chè vì đó tự giác truyền dạy và bảo nhau SX sạch, an toàn. Phương thức VietGAP được coi như mô tip đóng đinh và cùng nhau thực hiện.

Dù rằng, nhiều hộ làm chè chưa tham gia nhóm SX để được cấp chứng nhận. Qua 2 lần Festival trà tiếp theo vào các năm 2013 và 2015, sản phẩm chè của xóm 5 vẫn tiếp tục giành được các giải cao.

Đến nay, chất lượng sản phẩm chè của 126 hộ làm chè với 95ha chè toàn xóm đã tiệm cận và tương đối đồng đều. Làng nghề chè xóm 5 đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, hiệp hội làng nghề. Năm 2014 sản phẩm chè của làng nghề xóm 5 được người tiêu dùng bình chọn và tặng cúp vàng thương hiệu Việt Nam tin dùng.

Năm 2015, làng nghề đã làm các thủ tục để đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu chè truyền thống xóm 5 và được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo chè xóm 5.

Giai đoạn 2010 - 2015, làng nghề truyền thống xóm 5 đã được tặng bằng khen của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, giấy khen của Hiệp hội Làng nghề tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển nghề, làng nghề truyền thống.
 

Duy trì SX sạch

Tính đến cuối năm 2017, xóm 5 đã có 30ha chè được cấp chứng nhận VietGAP. Ông Vũ Văn Tân (thành viên của tổ VietGAP) cho biết, thành quả đó bắt nguồn từ việc làng nghề đã thực hiện chuyển đổi từ giống chè cũ sang trồng chè cành  giống mới có năng suất, chất lượng. Đến nay, làng nghề đã chuyển đổi được gần 90ha sang SX chè giống mới như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, chè Nhật và nhiều giống chè đặc sản cao cấp khác. Nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Ông Vũ Chí Long (một thành viên khác) cho biết, gia đình ông có 5.000m2 chè với 3 giống gồm LDP1, Trung Du và chè Kim Tuyên. Ông đã đưa cả diện tích trên vào thực hiện SX theo VietGAP. Thực tế thì cách SX của người dân từ lâu đã theo hình thức VietGAP. Bây giờ thực hiện thì thêm một vài nội dung như ghi chép sổ sách, giám sát chéo... Chứng nhận VietGAP như sự khẳng định thêm về cách làm chè của người dân.

Trưởng làng nghề chè xóm 5, ông Hoàng Xuân Thủy cho biết, giá bán chè của xóm 5 lúc nào cũng nhỉnh hơn các vùng lân cận. Một số hộ đã đầu tư SX ra những sản phẩm chè chất lượng đặc biệt với giá bán cao gấp nhiều lần giá bán bình quân. Ban quản lý làng nghề đã dự kiến sẽ đưa 100% diện tích chè, các hộ làm chè của xóm được cấp chứng nhận VietGAP trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, tiếp tục duy trì bền vững phương thức SX nói trên.

Ông Vũ Xuân Thái, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Cầu cho biết, làng nghề truyền thống SX chè xóm 5 là mô hình điểm của địa phương. Người làm chè tự nguyện, tự giác thực hiện phương thức SX theo hướng an toàn. Những cán bộ tập huấn và giám sát của cơ quan cấp chứng nhận cũng phải thừa nhận trình độ chăm sóc, chế biến chè của họ. Và đặc biệt là ý thức rất cao trong thực thi phương thức sản xuất mới.

 

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm