| Hotline: 0983.970.780

Làng rèn hết 'khát'

Thứ Hai 29/06/2015 , 06:13 (GMT+7)

Gần một năm nay dự án cấp nước sinh hoạt cho làng rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) phát huy hiệu quả đã góp phần giúp hơn 2.500 hộ dân nơi đây ổn định cuộc sống.

Toàn xã Tiến Lộc có 9 thôn thì có tới 6 thôn thuộc 3 làng là làng Bùi, làng Sơn và làng Ngọ sinh sống dựa vào nghề rèn truyền thống.

Nghề rèn Tiến Lộc có từ lâu đời, được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Song hành với sự phát triển của ngành nghề này, ảnh hưởng của chất thải kim loại nặng đã khiến nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ số chất độc hại ở các giếng khoan, giếng khơi đều vượt quá quy chuẩn cho phép nên bà con phải xây bể chứa nước mưa để sinh hoạt, ăn uống.

Chị Nguyễn Thị An, làng Bùi cho hay, gia đình chị có truyền thống làm nghề rèn từ mấy chục năm nay, hầu hết các sản phẩm phục vụ SXNN, sinh hoạt như cuốc, xẻng, liềm, dao…đều được lấy từ làng rèn Tiến Lộc phân phối đi các địa phương khác trên cả nước.

Cha truyền con nối, nhà nhà làm nghề rèn, người người làm nghề rèn, đời sống của người dân Tiến Lộc cũng nhờ đó mà ổn định.

Theo thống kê của Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2010 đến nay, Thanh Hóa ưu tiên đầu tư xây dựng hơn 70 công trình cấp nước tự chảy cho đồng bào dân tộc thuộc các huyện miền núi phía Tây như: Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn… 
Các công trình cấp nước trên không chỉ đáp ứng nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cho bà con mà còn góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của đồng bào các dân tộc về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Tuy nhiên, chị An bảo: “Mặt trái của nghề rèn là gây ô nhiễm nguồn nước. Đa phần giếng khơi, giếng khoan của bà con đều bị nhiễm sắt nặng, nước múc lên vàng quạch, tanh nồng nên không thể nấu ăn được. Chúng tôi phải hứng nước mưa sử dụng, còn tắm giặt vẫn phải dùng nước… bẩn”.

Nhiều lần kiến nghị lên chính quyền các cấp, đến tháng 6/2013 tỉnh Thanh Hóa quyết định đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho 2.500 hộ dân với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng, từ vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Sau hơn 1 năm xây dựng, tháng 9/2014 công trình được hoàn thành, đưa vào sử dụng.

“Những ngày đầu nước về đến tận hộ dân ai ai cũng phấn khởi. Tuy nhiên, cũng có một số hộ chưa quen với mùi thuốc khử Clo nên sử dụng dè dặt, sau đó chúng tôi tuyên truyền, cam kết về độ an toàn của nguồn nước thì bà con an tâm sử dụng liên tục từ bấy đến nay”, ông Nguyễn Ngọc Hoàn, phụ trách vận hành nhà máy nói. Hiện nhà máy đang cung cấp trên 600 m3 nước/ngày đêm cho các hộ dân trong xã.

Theo đánh giá của chính quyền địa phương, việc đầu tư công trình nước sạch xã Tiến Lộc mang ý nghĩa rất thiết thực, góp phần giải quyết tình trạng “khát” nước sạch bao đời nay của bà con.

Còn ông Hoàng Văn Hiển cùng làng Bùi nói: “Mặc dù nước của nhà máy có mùi Clo nhưng nhà tôi dùng quen rồi nên thấy bình thường. Trước nhà hàng xóm không đăng ký sử dụng nhưng sau khi thấy nhà tôi dùng tốt nên cũng xin bắt ké đường ống dùng nước nhà máy được mấy tháng nay rồi”.

Được biết, nước tại nhà máy Tiến Lộc được lấy từ giếng khoan sâu 110 m, sau khi bơm lên bể sẽ được xử lý bằng hóa chất sau đó khử trùng, bơm lên tháp cấp cho người dân.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất