| Hotline: 0983.970.780

Lều nương trong cuộc sống người dân vùng cao

Thứ Năm 03/10/2013 , 10:33 (GMT+7)

Do cuộc sống của người dân vùng cao nhà ở xa nơi sản xuất, nên người ta dựng một ngôi nhà nhỏ cạnh những thửa ruộng hay đám nương để ở.

Do cuộc sống của người dân vùng cao nhà ở xa nơi sản xuất, nên người ta dựng một ngôi nhà nhỏ cạnh những thửa ruộng hay đám nương để ở. Thời gian sống ở lều nương có khi nhiều hơn sống trong những ngôi nhà chính…

Gia đình cụ Hờ Vàng Phử ở bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có 9 cặp vợ chồng sống trong một ngôi nhà. Năm 2009, khi bốn đứa con trai của cụ chưa ra ở riêng thì nhà có tới 48 người. Sống trong ngôi “nhà dài” có tới 4 thế hệ cùng chung sống, bao gồm: Ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Mỗi sáng trở dậy ngôi nhà như cái “tổ ong”, ngưới lớn, trẻ em túa ra từ ngôi nhà đó. Mỗi người một việc, người lớn thì vác cày cuốc ra đồng, lên nương còn đám trẻ em cắp sách tới trường. Tuy vậy, nhưng chẳng mấy khi đủ người ở nhà. Cụ Phử bảo: Nhà bố có hai nhà nương lớn, một cái trên trại chăn nuôi trâu bò, một cái làm ngoài ruộng, các con đang ở ngoài đó. Lều nương nhỏ thì có ba cái nữa…


Những phụ nữ Mông thêu quần áo trong những lều nương

Ngôi nhà chính do vợ chồng cụ dựng từ năm 1995, khi con cái lớn lên lấy vợ ngôi nhà lại được nối dài thêm. Bởi thế ngôi nhà dài hun hút lúc nào cũng khói nghi ngút. Cụ cho biết: Đây là ngôi nhà chính, nơi thờ tổ tiên, Tết đến tất cả con cháu về nhà ăn Tết, còn hằng ngày các cặp vợ chồng thay phiên nhau ra ở hai ngôi nhà nương, một dựng ở bãi chăn thả trâu bò, một dựng ở ruộng, ngoài ra mỗi khu ruộng đều có một lều nương, trong các lều nương có mọi thứ như: Chăn màn, xoong nồi, bát đĩa… người ta có thể sống hàng tháng trời ở lều nương để làm ruộng, chăn nuôi lợn gà, trâu bò không khác gì ngôi nhà chính.

Trang trại chăn nuôi của gia đình cụ Hờ Vàng Phử có hơn 30 con bò và gần 20 con trâu cùng một đàn lợn 25 con, gà thì không đếm xuể. Người con trai lớn của cụ là Hờ Nhà Dì mỗi sáng trở dậy cắt cử các cặp vợ chồng và con cháu, đôi nào lên trại chăn nuôi, đôi nào xuống nhà nương địu ngô lúa về nhà, đôi nào phát bờ ruộng... mọi người cứ thế mà làm. Mấy năm qua, 4 đứa con trai của cụ lần lượt ra ở riêng, nhà còn 5 cặp vợ chồng, hơn ba chục người sống trong đó. Tuy nhiên, chẳng mấy khi đủ người ở nhà, con cái phân nhau ra lều nương ở để trông nom ruộng nương và chăn nuôi gia súc.

Lều nương có cái dựng to như ngôi nhà, trong có đủ các tiện nghi sinh hoạt, thậm chí có cả ti vi, nếu lều nương đó gần suối đặt được máy phát thủy điện nhỏ. Lều nương to hay nhỏ tuỳ theo diện tích canh tác của mỗi gia đình, nơi để dụng cụ sản xuất, lương thực, chăn nuôi gia súc gia cầm. Mùa làm ruộng họ ra lều nương cho tiện sản xuất, nhiều người mang cả con cái ra sinh sống ở đó, khi nào cày cấy xong họ mới trở về ngôi nhà chính. Khi thu hoạch, họ để thóc lúa, ngô khoai ở lều nương chỉ khi nào dùng tới mới mang về nhà, nếu mang tất cả về nhà vừa không có chỗ chứa, nếu xảy ra hoả hoạn điều người dân lo lắng nhất vẫn là lương thực.

Trong những đêm dài và lạnh giá trên vùng cao, ngủ ở các lều nương người lớn tuổi trong gia đình đã truyền lại kinh nghiệm làm ăn, săn bắt thú rừng cùng những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, dân ca... cho con cháu hay những người hàng xóm sống trong các lều nương gần đó. Nhiều gia đình cùng canh tác trên một khu ruộng, mỗi gia đình đều dựng tại đó một lều nương.

Lều nương thường dựng ở đầu khu ruộng nơi nguồn nước dẫn vào, không chỉ bảo vệ thú rừng tới tàn phá mà khi vận chuyển phân bón và thu hoạch sản phẩm được thuận tiện. Các lều nương được dựng gần nhau tạo thành mối liên kết trong quá trình sản xuất và bảo vệ lẫn nhau.

Người dân vùng cao nhà nào cũng có 1-2 lều nương tuỳ khu vực sản xuất của họ lớn hay nhỏ, xa hay gần. Lều nương là ngôi nhà phụ nhưng quan trọng không kém gì ngôi nhà chính. Bởi thế, lều nương không thể thiếu đối với cuộc sống người dân vùng cao.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm