| Hotline: 0983.970.780

Mô hình Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh liên xã

Thứ Ba 30/12/2014 , 14:48 (GMT+7)

Bài viết này giới thiệu mô hình Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh liên xã N16 ở hệ thống thủy lợi Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. 

Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu mô hình Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh liên xã N16 ở hệ thống thủy lợi Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh liên xã là mô hình tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo ranh giới khu tướicủa tuyến kênh, không lệ thuộc vào ranh giới hành chính.Kết quả đánh giá ban đầu về hiệu quả hoạt động của mô hình là cơ sở thực tiễn có giá trị cho việc nghiên cứu, áp dụng nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác dùng nước quản lý kênh liên xã ở nước ta.

1. Đặt vấn đề

Tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi phổ biến ở nước ta hiện nay là các công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý công trình đầu mối, hệ thống kênh chính và kênh nhánh lớn, trong khi các tổ chức thuỷ nông cơ sở quản lý kênh nội đồng.

Mô hình này quản lý công trìnhtheo địa giới hành chính nên hoạt động tương đối hiệu quả ở những hệ thống kênh nằm gọn trong một xã.

Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều vấn đề đối với việc quản lý những tuyến kênh cấp 2 tưới tiêu liên xã. Thực hiện chủ trương thúc đẩy phân cấp và chuyển giao quản lý tưới, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB), Trung tâm tư vấn PIM-Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã nghiên cứu thí điểm chuyển giao kênh liên xã cho một số tổ chức hợp tác dùng nước.Bài báo này giới thiệu mô hình Hợp tác xã dùng nước (HTXDN)quản lý kênh cấp 2 liên xã N16 của hệ thốngthủy lợi Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

2. Hiện trạng tổ chức quản lý ở kênh N16 trước khi thành lập HTXDN

Tuyến kênh N16 là kênh cấp 2 liên xã của hệ thống thủy lợi Phú Ninh được lựa chọn thành lập thí điểm mô hình HTXDN quản lý tuyến kênh theo ranh giới khu tưới. Tuyến kênh N16dài 8.900m tưới cho 565 ha thuộc phạm vi của 3 xã: Bình Chánh, Bình Quý, Bình Tú thuộc huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.Ở hệ thống thủy lợi Phú Ninh, Công ty Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) quản lý kênh N16.Hệ thống kênh cấp 3 trong phạm vi khu tưới của kênh N16 do các Tổ chức HTDN là 6 tổ thủy nông quy mô thôn ở các xã quản lý.

Một số tồn tại về quản lý thủy nông ở tuyến kênh liên xã N16 trước khi thành lập Tổ chức HTXDN liên xãnhư sau:

- Các tổ thủy nông hoạt động theo phạm vi thôn, chưa có sự hợp tác giữa các hộ dùng nước.Việc sử dụng nước còn lãng phí ở ở đầu kênh gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở cuối kênh.

- Các hộ ở đầu kênh không thực hiện theo kế hoạch phân phối nước của Công ty, tự ý mở cống lấy nước, trong khi Công ty không đủ nhân lực và thẩm quyền giải quyết vi phạm này.

- Có sự bất hợp lý về chi phícho công tác vận hành điều tiết nước giữa đầu kênh và cuối kênh. Những thôn đầu kênh có nguồn nước thuận lợi hơn nên thu phí thủy lợi nội đồng thấp, có nơi không thu, trong khi đó những thôn ở khu vực cuối kênh lấy nước khó khăn, chi phí dẫn nước cao hơn có thôn phải thu đến 1.000.000 đồng/ha/năm cao hơn 2,5 lần so với quy định của UBND tỉnh.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là chưa có sự hợp tác giữa các tổ quản lý thủy nông, người dùng nước chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tham gia quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình.

3. Cơ sở pháp lý thành lập liên hiệp Hợp tác xã dùng nước kênh liên xã N16

HTXDNquản lý kênh liên xã được thành lập dựa theo cơ sở pháp lý hiện hành như sau:

- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (2001);

- Thông tư số 75/2004/TT-BNN của Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc thành lập, củng cố các tổ chức hợp tác dùng nước (2004);

- Thông tư  số 65/2009/TT-NNPTNT của Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc phân cấp quản lý KTCTTL(2009).

4. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của mô hình HTXDN quản lý kênh N16

Mô hình HTXDN thí điểm quản lý kênh cấp 2 liên xã N16 được thành lập thông qua sự đồng thuận giữa các bên liên quan gồm Sở NN&PTNT, UBND huyện, xã, công ty KTCTTL và đại diện người dùng nướcvề vai trò trách nhiệm của các bên cũng như hình thức tổ chức và hoạt động.

a. Mối quan hệ của HTXDN với các cơ quan liên quan

-Vai trò, trách nhiệm của UBND huyện: UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với HTXDN, giải quyết tranh chấp giữa các xã trong khu tưới.Phòng Nông nghiệp và PTNT huyệncó trách nhiệm quản lý, giám sát và hỗ trợ HTXDN về nghiệp vụ quản lý vận hành. Phòng Tài chính-Kế hoạch quản lý và giám sát thu chi, thanh quyết toán từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí.

-Trách nhiệm của công ty KTCTTL:Công ty thực hiện chuyển giao và ký hợp đồng với HTXDN, kiểm tra và nghiệm thu khối lượng hoàn thành và trích tỷ lệ kinh phí cấp bù thủy lợi phí được thỏa thuận cho HTXDN.Tỷ lệ chia sẻ tài chính được xác định theo thỏa thuận của Công ty và HTXDN trên cơ sở các công việc được chuyển giao là 12% kinh phí cấp bù thủy lợi phí cho kênh N16. Công ty vẫn thực hiện sửa chữa lớn đối với kênh N16, hỗ trợ kỹ thuật về quản lý vận hành, hướng dẫn thanh quyết toán.

- Vai trò, trách nhiệm của UBND xã trong khu tưới: UBND các xã có trách nhiệm quan tâm, hỗ trợ hoạt động của HTXDN, tham gia giải quyết các tranh chấp, xử lý đối với trường hợp vi phạm quy chế hoạt động, không đóng phí thủy lợi nội đồng

-Trách nhiệm của Hợp tác xã dùng nước: HTXDN có trách nhiệm thực hiện quản lý vận hành phân phối nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong khu tưới. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và bảo vệ kênh liên xã và quản lý, vận hành và bảo dưỡng kênh nội đồng trong khu tưới. Phối hợp với các xã để thu phí thủy lợi nội đồng.

b. Nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của HTXDN

HTXDN hoạt động theo điều lệ được UBND huyện phê duyệt, trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Hoạt động tài chính theo nguyên tắc tự chủ, công khai.Tổ chức của HTXDN gồm có Ban quản lý và các tổ thủy nông. Ban quản lý có chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, tổ tài chính, tổ kiểm soát do đại hội đại biểu người dùng nước bầu ra. Các tổ thủy nông bao gồm 1 tổ thuỷ nông kênh N16 gồm 6 thủy nông viên và 6 tổ thủy nông ở các thôn hưởng lợi từ kênh N16 gồm 28 người.

c. Quản lý tài chính

Để HTXDN hoạt động bền vững là phải có nguồn tài chính tự chủ. Thu nhập của HTXDN bao gồm 2nguồn chủ yếu: Nguồn chia sẻ kinh phí cấp bù thủy lợi phí và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng. Đối với nguồn thu do Công ty trích lại từ kinh phí cấp bù thủy lợi phí, thủ tục cấp phát, thu, chi và thanh quyết toán thực hiện theohướng dẫn hiện hành.Trên cơ sở tính toán khối lượng thực tế, tỷ lệ sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí được xác định như ở Bảng 1.

Bảng 1. Tỷ lệ sử dụng nguồn tài chính cấp bù thủy lợi phí

TT

Hạng mục

Tỷ lệ (%)

1

Thù lao cho Ban quản lý

25

2

Tiền công cho tổ thủy nông quản lý kênh liên xã

41

3

Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên kênh liên xã

26

4

Quản lý hành chính

8

 

Cộng

100

 
Đối với phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, căn cứ theo quyết định của UBND tỉnh, người dùng nước xác định mức thu 300.000 đ/ha/năm trên cơ sở cân đối thu chi thực tế.Mức thu và tỷ lệ chi phí từ nguồn phí thủy lợi nội đồng được đưa vào quy chế hoạt động và được thông qua đại hội đại biểu người dùng nước.

5. Hiệu quả của mô hình HTXDN quản lý kênh liên xã

Công ty KTCTTL đã thực hiện chuyển giao và ký hợp đồng với HTXDN để quản lý kênh N16 từ vụ Đông Xuân năm 2013. Một số đánh giá ban đầu về hiệu quả của mô hình qua thực tế hoạt động năm 2013 như sau:

- Phân phối nước công bằng giữa các xã đầu kênh và cuối kênh, không còn tình trạng thiếu nước ở cuối kênh.Sử dụng tiết kiệm nước do ý thức trách nhiệm của người dân được nâng cao. Không còn tình trạng tranh chấp về nước.Mở rộng thêm được 5 ha diện tích tưới ở cuối kênh.Góp phần làm cho năng suất lúavụ Hè thu đạt 5,8 tấn/ha, tăng 0.5 tấn/ha so với trước.

- Chi phí cho công cho công tác vận hành điều tiết nước của các xã cuối kênh giảm 30% so với trước.

- Thực hiện duy tu, bảo dưỡngcông trình tốt hơn do HTXDN đã thực hiện tốt kế hoạch duy tu bảo dưỡng công trình và có nguồn kinh phí.

6. Kết luận

Kết quả đánh giá hoạt động của  HTXDN quản lý kênh liên xã N16 năm 2013 cho thấy hiệu quả tưới được nâng cao rõ rệt so với mô hình quản lý trước đây.Kết quả đánh giá ban đầu về hiệu quả hoạt động của mô hình HTXDN là cơ sở thực tiễn có giá trị để các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương nghiên cứu, áp dụng nhân rộng mô hình Tổ chức HTXD quản lý kênh liên xã cho những địa phương có điều kiện phù hợp.

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm