| Hotline: 0983.970.780

Modern Talking tiếp bước Boney M đến với khán giả Việt Nam

Thứ Bảy 01/10/2016 , 15:04 (GMT+7)

Tháng 10, người yêu nhạc Việt Nam có cơ hội được sống lại những hoài niệm âm nhạc cùng Boney M - một ban nhạc đến từ nước Đức; đến tháng 11, một sự kiện âm nhạc ấn tượng khác sẽ được tiếp nối bởi ban nhạc huyền thoại cũng đến từ Đức - “Modern Talking”.

Cùng với Boney M, Modern Talking là một ban nhạc khác cũng đến từ nước Đức, đã từng làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng âm nhạc thế giới. Tại Việt Nam, Modern Talking đã từng có thời rất được yêu thích, những nhạc phẩm của nhóm từng vang lên ở khắp nơi. Cho đến giờ, một thế hệ những người yêu nhạc quốc tế của Việt Nam vẫn tiếp tục nghe Modern Talking.

Ở thời điểm hoàng kim, nhóm nhạc Đức Modern Talking đã nổi tiếng cả ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Trung Đông… Modern Talking là một ban nhạc Đức với hai thành viên nam - Thomas Anders và Dieter Bohlen. Cho đến giờ, Modern Talking vẫn được coi là ban nhạc pop hai thành viên thành công nhất trong lịch sử âm nhạc Đức.

Modern Talking có nhiều bản hit từng đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc của nhiều nước, có thể kể tới những ca khúc đình đám nhất như “You’re My Heart, You’re My Soul”, “You Can Win If You Want”, “Cheri, Cheri Lady”, “Brother Louie”, “Atlantis Is Calling (S.O.S. for Love)” và “Geronimo's Cadillac”...

Sự kết hợp giữa nhạc disco với những ca từ đơn giản, dễ nghe, dễ nhớ bằng tiếng Anh đã giúp ban nhạc thắng lớn khi chỉ vừa xuất hiện.

Modern Talking bắt đầu hoạt động từ năm 1984, đến năm 1987 thì tan rã lần thứ nhất. Năm 1998, ban nhạc tái hợp và tạo nên một cuộc tái xuất thành công. Tuy vậy, sự đoàn tụ này cũng chẳng kéo dài lâu khi vào năm 2003, ban nhạc một lần nữa lại tan rã.

Năm 1984, khi vừa mới được thành lập, Modern Talking đã đạt được thành công lớn bất ngờ với bản hit “You’re My Heart, You’re My Soul”, giúp họ góp mặt trong top 10 bảng xếp hạng âm nhạc ở… 35 quốc gia. Riêng tại Đức, nhạc phẩm này đã giữ vị trí quán quân trong 6 tuần liên tiếp.

Đây được coi là ca khúc kinh điển của Modern Talking. Mô-tuýp của “You’re My Heart, You’re My Soul” sau này trở thành chuẩn mực cho các ca khúc khác của nhóm.

Trong suốt những năm tháng hoạt động của Modern Talking, họ liên tục cho ra những nhạc phẩm đình đám, được công chúng yêu chuộng. Ở thời kỳ đỉnh cao, nhóm nhạc đã được hâm mộ tại Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Trung Đông…

Lượng đĩa bán ra của Modern Talking trên khắp thế giới tính tới nay đã đạt 120 triệu bản giúp nhóm trở thành ban nhạc Đức thành công nhất trong lịch sử. Số lượng đĩa bán ra của Modern Talking là nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc Đức, nhiều hơn cả lượng đĩa tiêu thụ của ban nhạc rock nổi tiếng cũng đến từ nước Đức - Scorpions.

Thực tế, khi tách ra hoạt động solo, từng thành viên của Modern Talking đều không thể đạt được danh tiếng đỉnh cao như khi họ còn ở cùng trong một nhóm. Vì vậy, sau quá trình hoạt động riêng lẻ kéo dài 11 năm, họ đã tái hợp. So với lần đầu gắn bó được trong 3 năm, ở lần thứ hai tái hợp, họ gắn bó được 5 năm rồi lại tan rã.

Thực tế, mối quan hệ giữa hai thành viên Thomas Anders và Dieter Bohlen chưa bao giờ thực sự suôn sẻ. Ở lần thứ hai tan rã, mọi sự đổ vỡ dường như bắt đầu từ cuốn tự truyện của Dieter Bohlen, trong đó, Bohlen khắc họa hình ảnh Thomas Anders khá nặng nề.

Cuốn sách xuất bản tháng 10/2003 và ban nhạc tan rã ngay trong năm đó. Giữa Anders và Bohlen đã luôn tồn tại những tranh cãi, bất đồng lớn nhỏ khiến họ không thể xích lại gần và gắn bó bền lâu trong âm nhạc.

Ban nhạc trong thời gian tái hợp trở lại, từ năm 1998-2003
Ban nhạc trong thời gian tái hợp trở lại, từ năm 1998-2003


Thực tế, trong Modern Talking, Thomas Anders là giọng ca chính, Dieter Bohlen với chất giọng cao và hơi thé là giọng phụ.

Đến hôm nay, khi Modern Talking đã tan rã 13 năm, nhóm nhạc vẫn là một huyền thoại tại Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Những nhạc phẩm vui tươi, sôi động của họ vẫn luôn được người nghe nhớ đến và vẫn vang lên rộn rã bất kể những thăng trầm, biến động của nhóm.

Thành viên Thomas Anders của Modern Talking thời trẻ
Thành viên Thomas Anders của Modern Talking thời trẻ


Giờ đây, khi hai thành viên nam của Modern Talking đã “đường ai nấy đi” từ lâu, trong sự kiện biểu diễn tại Việt Nam, giọng ca nam chính của ban nhạc khi xưa - Thomas Anders - sẽ là người đến với khán giả Việt Nam.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm