| Hotline: 0983.970.780

Một cuộc chơi nguy hiểm?

Thứ Hai 18/11/2013 , 09:37 (GMT+7)

Nguyên nhân là vì cuộc sống tập thể lại kéo dài hơn 2 tháng, hẳn đó sẽ không phải nơi dành cho người giỏi kiềm chế bản tính.

Từ mấy ngày nay, khán giả bắt đầu tò mò về một chương trình khá lạ lùng, được phát đều đặn vào khung 20h hàng ngày trên VTV6.

Chương trình kể về một nhóm gồm 12 người xa lạ, được đưa vào sống với nhau trong một căn nhà chung, mọi thú vui giải trí đều không có, thay vào đó, camera được đặt mọi góc độ, thậm chí ở trong nhà vệ sinh để quay lại mọi sinh hoạt của họ. Sau đó, nhà sản xuất sẽ biên tập lại và phát sóng, mỗi tuần, một thành viên sẽ bị loại và người cuối cùng là người chiến thăng, phần thưởng sẽ là căn hộ có giá 2 tỷ đồng.

Thực tế, “Người giấu mặt” (tên gốc: Big Brother) vốn là một chương trình hấp dẫn và được sản xuất nhiều phiên bản trên thế giới. Nhiều khán giả khi được hỏi, vì sao họ xem “Big Brother”, họ đã trả lời, vì người chơi thể hiện sự “xấu tính, toan tính, lọc lừa”. Với các chương trình khác, người chơi có thể diễn sao cho vừa lòng khán giả, nhưng với “Big Brother” - 65 ngày áp lực khiến họ thể hiện mọi “hỉ nộ ái ố” của chính mình ra.


Một cảnh trong chương trình “Người giấu mặt”

Mỗi một ngày, họ có những thử thách khác nhau từ “người giấu mặt”, tương tự, họ có nhiệm vụ tuần phải làm. Khi họ thất bại, quyền lợi của họ trong căn nhà chung bị cắt giảm như cắt giảm quỹ tuần, cắt điện, cắt nước…

Dĩ nhiên, trong cuộc sống tập thể, mỗi cá nhân sẽ thể hiện cái tôi riêng biệt và khi những sự đồng điệu không “gặp nhau”, ắt sẽ dẫn đến nhiều mẫu thuẫn. Ví dụ, như trong mấy tập đầu tiên, khán giả đã thấy có những nhân vật thích chiếm dụng không gian riêng hay việc người khác gây ồn ào làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ ngơi của người khác, chính những điều này đã khiến cuộc sống của họ xảy ra nhiều cuộc cãi vã.

Vì sao, nhiều người cho rằng “Big Brother” là cuộc chơi nguy hiểm? Bởi lẽ, cuộc sống tập thể lại kéo dài hơn 2 tháng, hẳn đó sẽ không phải nơi dành cho người giỏi kiềm chế bản tính. Ví dụ, mới đây, trong tập phim lên sóng vào ngày 7/7 vừa qua (phiên bản “Big Brother” của Mỹ). Mọi sự tập trung của khán giả đều đổ dồn vào nhân vật Aaryn Gries, một người mẫu nữ.

Cô đã có những phát ngôn xúc phạm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người đồng tính - đều là những người chơi sống cùng nhà của cô trong chương trình. Cô nhại giọng người châu Á nói tiếng Anh hay tỏ ra khinh bỉ những người đồng tính trong nhiều sinh hoạt hàng ngày.

Tương tự là người chơi Gina Marie Zimmerman khi tỏ ra coi khinh người da màu. Người chơi này bình luận về 1 người chơi da màu khác rằng: “Trong bóng tối phải cẩn thận đấy vì có thể không nhìn thấy con mụ đó đâu”. Kết quả, cả Aaryn Gries và Gina Marie đều bị đuổi việc trong cuộc sống thực ngay sau đó. Người tuyển dụng họ cho rằng, khó chấp nhận những người có tính cách như vậy tại chỗ làm của họ.

Bởi mọi ngóc ngách đều có camera theo dõi nên mọi nhu cầu tâm sinh lý của người chơi đều phải kìm nén. Tuy vậy, không phải ai cũng làm được điều này, nhiều phiên bản “Big Brother” đã lộ clip nhạy cảm.

Ví dụ, việc nhà sản xuất sơ sảy lộ clip “nóng” của người chơi đã khiến “Big Brother” của Đan Mạch bị người chơi và gia đình họ chỉ trích. Đó là tai nạn không ai mong muốn nhưng rõ ràng, mọi hoạt đồng đều bị kiểm soát dưới các “mắt thần” ở mọi ngóc ngách khiến khán giả tin rằng, đó là chốn không thực sự an toàn.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người sản xuất chương trình này, từng nhấn mạnh: “Người giấu mặt không phải là một chương trình tìm kiếm một tài năng cụ thể nào đó, cái mà chúng tôi tìm kiếm là những con người đặc biệt với cá tính nổi bật, những con người điển hình và đặc trưng cho những nhóm tính cách khác nhau.

Bất cứ ai cũng có thể tham gia "Big Brother", nơi họ bộc lộ cá tính, cảm xúc và con người thật của mình, cũng như tìm kiếm một cơ hội để thay đổi cuộc đời với ngôi nhà trị giá khoảng 2 tỷ đồng”.

Khi có thông tin, Việt Nam sẽ sản xuất chương trình này, nhiều người đã cho rằng, đây là chuyện khó tin. Sau này, từ không tin chuyển sang nghi ngờ rằng chương trình này sẽ đi đến đâu bởi, với văn hóa phương Tây, chương trình này vẫn còn đang gây tranh cãi, huống hồ gì ở Việt Nam.

Vì chương trình chỉ mới bắt đầu nên chưa có nhiều diễn biến, nhưng để đạt được ý nghĩa như mong muốn, xây dựng một chương trình giàu tính trải nghiệm cho người chơi, song song, phù hợp với lối sống của người Việt Nam thì đó là thử thách không nhỏ cho nhà sản xuất.

Chắc chắn, sự mới mẻ của chương trình này đang khiến khán giả tò mò, xen lẫn hồi hộp chờ, nhà sản xuất sẽ dẫn dắt và định hướng chương trình như thế nào trong thời gian tới.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm