| Hotline: 0983.970.780

Một khúc tâm tình của người làm nông

Thứ Sáu 27/03/2015 , 09:41 (GMT+7)

Chuyến công tác vừa rồi, tôi có đi đến một số tỉnh bắc miền Trung, thăm di tích cách mạng ngã ba Đồng Lộc, uống nước chè xanh xứ Nghệ và ghé cầu Hàm Rồng.

Trong lúc mọi người nghỉ ngơi, tôi thường làm cuốc xe ôm về các vùng quê, ngắm lúa non, đồi biếc, thả hồn thư thái. Tôi đã gặp vài người nông dân lúc nông nhàn để hỏi họ về thú điền viên. Và có một bất ngờ thú vị, cả ba người tôi gặp đều nói về một biện pháp, chính xác hơn là một giống lúa, giống Arize B-TE1.


Ông Nguyễn Văn Hà

Dải đất miền Trung quê tôi gánh hai đầu đất nước với bao khó khăn, lam lũ, với gió Lào khét cháy tháng năm, lũ lụt ngập trời tháng mười, mưa phùn gió bấc lúc xuân về. Gieo hạt lúa xuống gửi gắm bao hy vọng.

Vậy mà, có những năm trời không thương, thiên tai, dịch bệnh. Thậm chí, khi trời thương, mùa màng không mất, nhưng bù lại chỉ lấy công làm lãi, trừ chi phí hết chẳng được bao nhiêu.

Trước đây, chúng tôi từng mất trắng với những ruộng lúa cháy đạo ôn, từng mất trắng với những ruộng lúa trổ bông nhưng không vào hạt, từng gặp những giống gieo mãi, gieo mãi mà chẳng thấy nảy mầm.

Bao nhiêu biện pháp thâm canh, bao nhiêu ứng dụng khoa học… và chúng tôi nhận ra rằng giống là nguyên nhân chủ đạo. Trước đây “Nhất nước nhì phân” bây giờ chọn giống cần phải đầu tiên.

Mấy năm gần đây, nhiều giống mới ra đời, nhưng chọn được một giống phù hợp vừa bội thu, vừa ít dịch bệnh, vừa cho một khoản kha khá sau khi trừ chi phí thực sự là rất khó khăn. Trong cái khó khăn đó, chúng tôi đã tìm được một giống. Đó là Arize B-TE1.

“Người ta đi cấy lấy công, tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề”, nhưng sử dụng B-TE1, chúng tôi không phải trông nhiều bề nữa vì ngay từ khi ngâm ủ, giống đã thể hiện chất lượng hơn mong đợi, nảy mầm trên 95%. Sau khi gieo cấy hoàn toàn yên tâm dịch bệnh. Trong vụ xuân mưa phùn gió bấc, một số giống có thể lụi vì đạo ôn nhưng B-TE1 vẫn trụ vững.

Ví như năm 2012, 2013 có những giống gặp điều kiện bất lợi lúc lúa làm đòng, kết quả là khi trổ bông lúa không kết hạt, cuối vụ nông dân gần như mất trắng nhưng B-TE1 lại bội thu với năng suất có nơi trên 9 tấn/ha, thậm chí 10 tấn.

Mấy năm làm B-TE1, chúng tôi thấy đây là giống tốt vì giống có tỉ lệ nảy mầm cao, trên 95%, đẻ khỏe (18 đến 20 dảnh), cấy thưa, tiết kiệm giống, năng suất cao và ổn định, gần như không phải phun thuốc chống đạo ôn, cơm ngon, hợp khẩu vị ngay cả những người khó tính.

Mỗi sào lúa chúng tôi lãi hơn khoảng 450.000 - 500.000 đồng so với giống khác, vị chi mỗi ha cao hơn khoảng gần chục triệu đồng", ông Nguyễn Văn Hà ở thôn Thống nhất, xã An Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh tâm sự.

Xe chúng tôi chạy đến Thanh Hóa, cũng như hôm trước, tôi lại lang thang vào với những vùng quê. Đang độ mưa xuân, hoa xoan tím ngõ. Gặp một bác nông dân nhâm nhi bát chè xanh nóng.

Tôi bắt chuyện làm quen: "Bác ơi, mấy năm nay năng suất lúa thế nào?". Bác bảo: “Trước đây thì thấp lắm, được nhất là ba tạ, ba tạ hai một sào (sào Trung bộ 500 m2) nhưng dăm năm nay tốt hơn có khi được gần năm tạ chú ạ”.

"Thế à bác. Bác đang làm giống gì?", tôi hỏi tiếp. Ông đáp lời: “B-TE1, cả làng và mấy làng bên cũng làm mỗi giống ni thôi. May mà mấy năm nay có giống ni, tôi đỡ hơn hẳn chú ạ. Ối chà, chả có giống mô năng suất bằng giống ni, nhẹ nhàng cứ phải bốn tạ rưỡi, năm tạ một sào chứ chả ít.

Sau được cái nữa là cơm ngon, ăn cứ như gạo Xi 23 ấy chú, dễ ăn lắm. Mà lại chả phải phun thuốc đạo ôn chi cả. Gớm, ở đây mấy năm nay, mà tôi đoán là năm ni luôn, trời ấm ri, mưa phùn ri, thì đạo ôn xơi hết chú ạ. Rứa mà cái anh B-TE1 ni chả phải phun lần mô, lúa vẫn tốt um lên.

Riêng cái khoản thuốc sâu ni, tôi cũng đỡ khối tiền. Mỗi sào tiết kiệm được ba lần phun, mỗi lần 20 ngàn tiền thuốc, 40 nghìn tiền công, nhẩm sơ sơ, cũng đỡ được trăm tám, hai trăm nghìn một sào chứ không ít”.

"Nghe bác khen mà cháu thấy giống này như là giống tốt nhất ấy", tôi đùa. “Ừ, có răng tôi nói rứa, khen chi mô. Tốt thật, tốt nhất ấy chứ. Mà lại cái khoản nảy mầm nữa, chưa thấy giống mô bằng, cứ gọi là lên tăm tắp. Chả sót hạt mô”.

"Thế bác làm cả 8 sào à?". “Làm hết. Làm hết chứ. Năm rồi, vụ xuân tôi làm cả 8 sào, phơi khô, quạt sạch, cân được 4 tấn 7 lúa chú ạ”.

Ngồi nhâm nhi hết bát chè xanh, thứ chè trung du Thanh Hóa thơm lừng, chát nhưng ngọt hậu. Mải mê nói chuyện lúc về mới hỏi tên. Bác là Nguyễn Thanh Xuân, thôn Dân Ái, xã Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa.

Trên đường về nói chuyện với anh xe ôm. Anh biết tôi là phóng viên liền tay bắt mặt mừng, ríu ran mãi. Thấy tôi đam mê với nhà nông, anh nói có ông anh họ cũng làm lúa là Nguyễn Ngọc Tùng người ở xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa. Anh xe ôm mời mãi: “Chú thử vô coi anh ấy làm ăn thế nào”. Trời đã muộn, nhưng nể lời, tôi đành ghé qua.

Thật ngạc nhiên, bác Tùng cũng làm lúa B-TE1. Lần này, vì không có thời gian, nên sau mấy câu chào hỏi, tôi kẻ một bảng tạm tính chi phí, đưa cho bác Tùng, nhờ bác tính hộ chi phí làm một sào lúa hết bao nhiêu, thu được bao nhiêu, lời lãi thế nào và đặc biệt bác khen B-TE1 nên tôi so sánh B-TE1 với các giống khác.

Mất chừng 30 phút, bác đã đưa cho tôi bảng tính đó. Và đây là bảng tính của bác.

Loại chi phí/ sào 500m2

Lúa lai khác

B-TE1

 
 

Số lượng

Giá

Thành tiền

Số lượng

Giá

Thành tiền

 

Tiền giống

1

95.000

95.000

 

120.000

120.000

 

Gieo mạ

1

50.000

50.000

1

50.000

50.000

 

Làm đất

2

150.000

300.000

1.5

150.000

225.000

 

Công cấy

2

150.000

300.000

2

150.000

300.000

 

Phân lót

25

10.000

250.000

25

10.000

250.000

 

Phân đạm

6

11.000

66.000

6

11.000

66.000

 

Phân kali

7

11.000

77.000

7

11.000

77.000

 

Thuốc cỏ

1

15.000

15.000

1

15.000

15.000

 

Thuốc bệnh

3

20.000

60.000

0

20.000

0

 

Công phun

3

40.000

120.000

3

40.000

120.000

 

Thuốc sâu

2

20.000

40.000

2

20.000

40.000

 

Công phun

2

40.000

80.000

2

40.000

80.000

 

Công thu hoạch

1

200.000

200.000

1

200.000

200.000

 

Tổng chi

 

 

1.653.000

 

 

1.543.000

 

Tổng thu

350

6.200

2.170.000

450

6.200

2.790.000

 

Lợi nhuận

 

 

517.000

 

 

1.247.000

 

Vượt trội/500m2

 

 

730.000

 

Vượt trội/ ha

 

 

14.600.000

 

Chào bác đi về, trên đường về tôi cứ lâng lâng. Đúng là đi đến dân mới biết họ đã tin yêu một cái gì họ sẽ tin yêu mãi. Tôi cũng tin, niềm tin của họ vào giống B-TE1, giống tốt sẽ mang đến ấm no cho họ.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm