| Hotline: 0983.970.780

Mùa săn cá 'quý tộc'

Thứ Năm 26/02/2015 , 12:05 (GMT+7)

Vì là loài cá mỗi năm chỉ xuất hiện một lần, giá trị kinh tế cao nên đa số bà con ngư dân ai cũng háo hức mong cho tới mùa để đánh bắt. cá bông lau.

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.

Loài cá "quý tộc"

Mùa cá bông lau đến không cùng lúc ở các địa phương ĐBSCL. Có nơi đến sớm từ trước tết cho đến tháng 2 âm lịch như ở An Giang, Cần Thơ, rộ nhất là những ngày nước rong; có nơi xuất hiện muộn và kéo dài cho đến tháng 4 tháng 5 như ở cù lao Dung…

Năm nay tại cù lao Tân Lộc cá về sớm từ trước Tết Ất Mùi, người đánh bắt vô cùng phấn khởi, hy vọng sẽ trúng mùa bông lau. Vào những ngày cuối tháng Chạp đã có người mỗi đêm đánh bắt được 3 – 5 con, bình quân mỗi con từ 3 – 7 ký, giá đầu mùa từ 150.000 – 180.000đ/kg.

Bông lau là loài cá da trơn, tên khoa học là Pangasius Krempfi, thuộc chi cá tra (Pangasius), thuộc loài di trú và là đặc sản của dòng Mekong.

Loại cá này, con to có thể nặng trên 10 kg, thân hình mới nhìn giống như cá ba sa, cá dứa nhưng dáng thon, dài, da trắng mịn, nổi bông phấn, khi gặp ánh nắng mặt trời màu sắc ánh lên trông rất đẹp.

Là loài cá di trú, chúng thích sống ở sông sâu, dòng chảy mạnh, nhất là ở những nơi gần cửa biển. Đặc biệt trên đoạn sông Hậu chảy ngang qua cù lao Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ là nơi xuất hiện nhiều cá bông lau, một loài cá thịt rất ngon và hiền, có nơi còn gọi là cá “quý tộc”.

Vì là loài cá mỗi năm chỉ xuất hiện một lần, giá trị kinh tế cao nên đa số bà con ngư dân ai cũng háo hức mong cho tới mùa để đánh bắt.

Và "kỳ bí"

Ông Đỗ Hữu Khoan (Út Giáo) đã 6 đời sống trên đất cù lao Tân Lộc cho biết, nghề đánh bắt cá bông lau ở vùng này đã có cách đây ít nhất trên 60 năm, thịnh nhất là những năm 1970 - 1972. Trước đó có nghề câu cá ngát nổi tiếng, sau đến cá úc, cá lăng, cá kết rồi đến cá bông lau.

10-35-16_2-niem-vui-cu-ngu-dn-su-mot-chuyen-r-khoi-dnh-bt
Niềm vui của ngư dân sau một đêm thức trắng

Lúc đầu là câu nên mới gọi là xóm câu, còn bây giờ toàn là đánh bắt bằng lưới. Tại Tân Lộc, cứ đến mùa cá bông lau, hoạt động đánh bắt lại trở nên rộn ràng tất bật.

Ông Út Giáo cho biết, khoảng 5 năm trước, một người lưới giỏi, mỗi mùa cá bông lau thu nhập trên 40 triệu đồng. Nhưng nay thì cá càng ngày càng ít, người đánh bắt đêm được, đêm không.

Cứ 2 người một ghe, thường là hai vợ chồng hoặc hai cha con, họ ngày đêm theo dõi từng con nước để kịp thời chạy ghe ra sông thả lưới.

Đến Tân Lộc, lúc mặt trời vừa tắt, dòng sông tối sầm lại, chúng tôi thuê một chiếc xuồng máy bám sát theo ghe lưới của vợ chồng anh Đỗ Văn Hòa, 52 tuổi, một “chuyên gia” đánh bắt cá bông lau.

Nhìn vợ chồng anh từ lúc giăng lưới, cắm cờ, chờ đợi cho đến giai đoạn cuốn lưới, chúng tôi vô cùng khâm phục một ngư phủ dạn dầy kinh nghiệm này.

Anh Hòa chia sẻ: Loài cá bông lau “kỳ bí” lắm, chưa ai biết nó từ đâu tới và khi hết mùa thì bơi về đâu? Có những đêm cả dòng sông này chẳng ai đánh bắt được một con, lại có đêm người nào cũng trúng 5 - 7 con. Ai may mắn dính cá to 9 - 10 ký, cả xóm đều mừng như trúng số.

Chính vì vậy mà tới mùa cá bông lau, cả xóm đều háo hức, sẵn sàng ra khơi vật lộn với sóng gió để bắt được nhiều cá. Thường những người làm nghề hạ bạc hay tin vào “Bà Cậu”, nhưng cũng có người hoàn toàn dựa vào tài trí và kinh nghiệm đánh bắt của mình.

Khác với An Giang và Cần Thơ, đa số ngư dân ở cù lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đều đánh bắt cá bông lau bằng câu cần, câu viền hoặc câu phao. Anh Trần Phước Thiện, một tay câu nổi tiếng cho biết, mỗi giàn câu viền dài từ 500 – 800m, thả chìm xuống sâu vì cá bông lau thường đi ăn sát đáy

Theo anh, nghề câu cá bông lau quan trọng nhất là mồi. Tùy theo mùa và con nước mà người câu dùng những loại mồi khác nhau như trùn biển, gián, bần chín, ruột vịt, cá ươn...Có thể nói, mỗi người câu bông lau đều có một bí quyết riêng, kinh nghiệm riêng.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm