| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao kỹ năng sản xuất

Thứ Hai 16/12/2013 , 11:08 (GMT+7)

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm "Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) & công nghiệp thực phẩm Hi-tech Argo 2013" tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo “NNCNC: Xu thế hay trào lưu”...

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm "Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) & công nghiệp thực phẩm Hi-tech Argo 2013" tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo “NNCNC: Xu thế hay trào lưu” do Trung tâm XTTM & Đầu tư (ITPC) phối hợp với BQL Khu NNCNC TP.HCM (AHTP) tổ chức. Hội thảo nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo DN và khách tham quan…

QUY HOẠCH LẠI VÙNG SX

Theo AHTP, Khu NNCNC TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2010 với quy mô gần 100 ha và là khu NNCNC đầu tiên của cả nước. Tại đây đã có 14 dự án đầu tư trên tổng diện tích 56,8 ha với tổng vốn 450 tỷ đồng. Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ứng dụng CNC chọn tạo, nhân giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, công nghệ tế bào thực vật, CNSH phân tử, xử lý nông sản sau thu hoạch bằng nhiệt, SX chế phẩm sinh học...

Trong năm 2013, các DNSX và cung cấp cho thị trường 14 tấn hạt giống F1 chất lượng cao các loại; hơn 2.000 tấn nấm rơm, dưa leo, dưa lưới, dưa leo thủy canh, bầu thủy canh, bí đao thủy canh…; 4.788 lít chế phẩm sinh học; 3.500 bình nấm linh chi kiểng; 27.000 túi meo nấm giống và 300.000 bịch phôi nấm với doanh thu 98 tỷ đồng (tăng 68% so với năm 2012).

Tại Lâm Đồng cũng có 58 cơ sở ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật (riêng Đà Lạt có 50 cơ sở), hằng năm cung cấp cho thị trường trên 20 triệu cây giống cấy mô thực vật chủ yếu là SX giống, rau hoa cao cấp. Lâm Đồng cũng là địa phương duy nhất trong cả nước có những DNXK 7 triệu cây giống các loại/năm.

Hiện Lâm Đồng được cấp 114 giấy chứng nhận nông sản theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, trong đó có 2 chứng nhận SX cà phê vối đạt tiêu chuẩn 4C và Utz Kapeh, 2 chứng nhận Orgarnik trên chè và rau, 6 chứng nhận GlobalGAP trên rau và chè (địa phương đầu tiên trong nước có chứng nhận chè GlobalGAP), 2 chứng nhận tiêu chuẩn HACCP trên rau, 25 chứng nhận RAT, 3 chứng nhận chè an toàn, 74 chứng nhận VietGAP trên rau và chè.

Ông Lê Ngọc Đức, Trưởng phòng Kế hoạch & đầu tư (AHTP) cho rằng, phát triển nông nghiệp theo hướng CNC là hướng đi tất yếu đã được chứng minh bởi thực tiễn phát triển nông nghiệp tại các nước trên thế giới, được thể hiện rõ nét tại những nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, Mỹ, Nhật Bản…

Cùng chung nhận định, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, Hội Kiến trúc sư VN nhấn mạnh, SX rau quả, thực phẩm CNC là hướng đi tích cực của VN nhằm khai thác lợi thế tài nguyên đất đai, nguồn nhân lực dồi dào để tạo ra khối lượng lớn hàng hóa CLC đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và XK.


Ứng dụng NN CNC mang lại hiệu quả cho nông dân

Tuy nhiên, VN cần lựa chọn các bước đi phù hợp về đối tượng cây trồng, công nghệ áp dụng, quy mô và khả năng đầu tư, đầu ra của sản phẩm và cuối cùng là phù hợp điều kiện KT-XH, hạ tầng, dân trí.

Theo ông Thái, VN có nhiều khu NNCNC tại những TP lớn và nhiều tỉnh làm mô hình NNCNC. Nếu phát triển ở quy mô nhỏ lẻ thì không thể tạo ra thương hiệu mạnh cho sản phẩm nông sản hàng hóa để cạnh tranh với các nước khác.

“Kinh nghiệm từ các nước, họ không trông chờ nhiều vào Nhà nước mà tập trung vào các HTX và tư nhân có vốn mạnh để đầu tư phát triển NNCNC. Chúng ta cần phải quy hoạch lại vùng NNCNC và tập trung để TP.HCM làm mũi nhọn phát triển NNCNC, chuyển giao công nghệ cho các địa phương ứng dụng hiệu quả”, ông Thái chia sẻ.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Trong năm 2013, AHTP đã triển khai thực hiện 35 đề tài nghiên cứu với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng, tập trung vào những nhóm cây trồng có triển vọng như các loại lan, rau ăn quả, cá kiểng và các chế phẩm sinh học. Đồng thời, tiến hành khảo nghiệm một số giống cây trồng mới như giống dưa lê (nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc); giống dưa lưới (Nhật Bản); giống cỏ ngọt (Nga) và giống rau húng quế (VN).

Ngoài ra, Khu NNCNC TP.HCM cũng đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước mở các khóa tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho cán bộ kỹ thuật và nông dân. Bên cạnh đó là các hoạt động ươm tạo DN và thông tin quảng bá, xúc tiến đầu tư cũng triển khai rất hiệu quả.

TS Nguyễn Hải An, GĐ Trung tâm Ươm tạo DN NNCNC (AHTP) cho biết: “Lực lượng nghiên cứu KHKT nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp so với các ngành khác. Chính sách sử dụng và thu hút cán bộ, người lao động trình độ cao trong SX nông nghiệp cũng bộc lộ tính bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới, không thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản tối thiểu. Do vậy đã không thu hút được lực lượng lao động trình độ cao về làm việc...”.

Theo ông An, trong thời gian qua ở nước ta có tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. Ví dụ cụ thể một kỹ sư mới ra trường làm việc ở cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản cũng chỉ khoảng 3 triệu đ/tháng là không đảm bảo mức chi tiêu tối thiểu.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái nêu thực trạng bất cập ở nhiều vùng nông thôn: Các hộ dân cứ thấy thành viên nào trong gia đình kém nhất thì lại cho ở nhà làm nông nghiệp. Tư tưởng này cần phải cải tiến. Người làm nông nghiệp phải được nâng cao trình độ để làm NNCNC. Nhờ áp dụng KHKT tiên tiến nên chỉ cần vài người đã có thể nuôi được cả triệu con gà, vịt, heo! Để hướng tới nền NNCNC, trước tiên phải xây dựng năng lực cho người nông dân kỹ thuật canh tác và SX.

Ông Robert Nissen, GĐ Điều hành Cty Tư vấn nông nghiệp Ag-Hort International Pty Ltd:

"Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan... nhiều nước châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp SX theo hướng số lượng sang NNCNC để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. SX rau quả, thực phẩm CNC là hướng đi tích cực nhằm khai thác lợi thế tài nguyên, nhân lực để tạo ra khối lượng lớn hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và XK".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm