| Hotline: 0983.970.780

Ngô chuyển gen cho chuyển đổi

Thứ Ba 21/07/2015 , 06:09 (GMT+7)

Theo định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu mở rộng diện tích SX ngô để đạt 8,5 triệu tấn/năm, trong đó tăng dần diện tích trồng ngô công nghệ sinh học.

Vừa qua, tại Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL phối hợp với Cty Monsanto tổ chức hội thảo "Ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) phát triển nông nghiệp" với sự tham dự của lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, ĐH Cần Thơ...

Theo nhóm cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CNSH TP.HCM, SX nông nghiệp đang đứng trước thách thức BĐKH, việc áp dụng CNSH, đưa cây trồng chuyển gen vào canh tác sẽ giảm thiệt hại, cải thiện năng suất, không gây tác hại môi trường, cho sản phẩm an toàn...

Nước ta có thế mạnh về SX nông nghiệp, đứng đầu thế giới về SX hồ tiêu, thanh long, đứng thứ 2 về SX gạo, cà phê và đứng thứ 5 thế giới về trà…nhưng vấn đề bức bách nhất là phải NK tới 70% nguyên liệu SX thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là ngô và đậu tương.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam phải NK 948.000 tấn đậu tương và gần 3,2 triệu tấn ngô, tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước.

Chính vì thế theo định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu mở rộng diện tích SX ngô để đạt 8,5 triệu tấn/năm, trong đó tăng dần diện tích trồng ngô CNSH.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL nhấn mạnh theo lộ trình, từ năm 2010 chúng ta đã tiếp nhận và làm chủ một số CNSH hiện đại, ứng dụng có hiệu quả vào SX phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp.

Chọn tạo được một số dòng cây trồng CNSH trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Năm 2015 phát triển mạnh CNSH hiện đại tập trung vào công nghệ gen, đưa một số cây trồng CNSH vào SX như bông, ngô và đậu tương.

Năm 2020 diện tích giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của CNSH chiếm trên 70%, trong đó cây trồng CNSH chiếm 30-50% diện tích.

Vừa qua Bộ NN-PTNT đã cấp phép khảo nghiệm hạn chế và diện rộng cho ngô chuyển gen của Cty Pioneer Hi-Bred VN, Cty Dekalb VN, Cty Syngenta VN.

Cuối năm 2014, Bộ TN-MT đã công nhận và cấp giấy chứng nhận cho các giống chuyển gen MON 89034, NK 603, Bt 11 và GA 21.

Các DN đang triển khai SX trên diện rộng tại Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk để giới thiệu rộng rãi đến nông dân và có cơ sở khoa học đánh giá tính phù hợp của giống tại từng vùng sinh thái.

PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Trưởng bộ phận thường trực tại Nam bộ, Trung tâm KNQG cho biết, vấn đề các nước quan tâm nhất là đa dạng sinh học, lựa chọn sử dụng cây trồng chuyển gen theo chừng mực.

Ví dụ trong 100% diện tích SX ngô thì trong đó có 10 - 20% hoặc 50% diện tích ngô chuyển gen, còn lại là giống của địa phương.

Việc chọn bao nhiêu phần trăm diện tích cây chuyển gen phải có chiến lược quốc gia và không bao giờ sử dụng 100% diện tích, hoặc nếu phát triển 90% diện tích thì chỉ những cây có lợi thế tuyệt đối như cây bông.

Còn ngô, đậu tương vẫn phải phát triển cùng một số giống cây truyền thống của địa phương.

Khi tăng diện tích ngô chuyển gen thì phải có biện pháp bù lại là phải bảo tồn giống địa phương (mở ra 2 khu bảo tồn nhân tạo và bảo tồn thiên nhiên).

Nghĩa là cần có chiến lược khôn ngoan, tìm cách chủ động, độc lập, cân đối lợi ích hài hòa để không lệ thuộc vào bên cung ứng giống để tránh độc quyền.

TS. Glick Harvey, Giám đốc Chính sách và pháp chế vùng châu Á - Thái Bình Dương (Cty Monsanto) chia sẻ, trước áp lực dân số tăng lên, sự thay đổi về kinh tế và chế độ dinh dưỡng, sự suy giảm của đất canh tác và nguồn nước, BĐKH tạo ra hàng loạt thách thức mới cho người nông dân, Cty Monsanto vì nền nông nghiệp bền vững, cam kết tăng năng suất gấp đôi của ngô, đậu tương, bông vải và cải dầu vào năm 2030, cải thiện cuộc sống ít nhất 5 triệu nông dân nghèo vào năm 2020.

Chiến lược của Cty Monsanto tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đưa tiến bộ kỹ thuật cây trồng mới vào VN để tăng năng suất và tăng thu nhập cho người nông dân.

Tiến bộ kỹ thuật không đơn thuần chỉ là giống ngô chuyển gen mà còn là giống ngô lai truyền thống năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngô chuyển gen có ưu điểm tăng năng suất và kháng sâu bệnh. Từ hiệu quả SX, nông dân bắt đầu có sự lựa chọn.

Ông Bùi Cao Sinh, GĐ Marketing Cty TNHH Dekalb VN (Tập đoàn Mosanto):

17-39-57_ong-bui-co-sinh-gd-mketing-cty-deklb-vn-nh-hd

"Từ năm 2010 đến nay, Cty đã thực hiện nhiều mô hình trồng ngô trên đất lúa có hiệu quả cao. Tháng 10/2014 quy trình canh tác ngô trên đất lúa vùng ĐBSCL của Dekalb được công nhận.

Năm 2015 Dekalb tiếp tục tổ chức hội thảo chuyển giao kỹ thuật, liên kết DN hỗ trợ cơ giới hóa và sau thu hoạch, đưa giống chuyển gen vào mô hình chuyển đổi lúa sang ngô; thử nghiệm trồng ngô lấy sinh khối làm thức ăn cho bò sữa…

Cty đang trồng thử nghiệm gần 10 ha ngô chuyển gen tại Hậu Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long".

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm