| Hotline: 0983.970.780

Nhu cầu phân bón đang nóng dần

Thứ Sáu 11/11/2011 , 10:04 (GMT+7)

Vụ lúa đông xuân 2011- 2012 khu vực Nam bộ cần khoảng 850.000 tấn phân bón các loại để bón cho gần 1,7 triệu ha đất canh tác.

Vụ lúa đông xuân 2011- 2012 khu vực Nam bộ cần khoảng 850.000 tấn phân bón các loại để bón cho gần 1,7 triệu ha đất canh tác.

Nhu cầu phân bón đã bắt đầu nóng dần vì hiện tại nông dân Vĩnh Long đã xuống giống xong đợt 1 được 8.300/65.000 ha theo kế hoạch. Đợt 2 bắt đầu từ con nước mùng 10 tháng 10 âm lịch khoảng 45.000 ha, đợt 3 tập trung vào con nước 25 tháng 10 là dứt điểm.

Không chỉ Vĩnh Long mà các tỉnh trong khu vực nông dân cũng đang dồn sức xuống giống nên thị trường phân bón đã có biến động. Ngành nông nghiệp Vĩnh Long cảnh báo: Giá VTNN đang tăng mạnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu kinh tế người trồng lúa. Nông dân Lê Quang Thảo, ở xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn cho hay: Thực tế giá phân bón các loại được đại lý cấp 1 bán ra khá cao, khoảng 11.500 đồng/kg đối với phân urê, tăng thêm 100 đồng/kg, còn DAP đã hơn 16.000 đồng/kg.

Ngoài việc lo giá phân tăng thì nhà nông đang lo sợ mua nhầm VTNN kém chất lượng. Ông Thảo nói: Nông dân chúng tôi rất cần nhà nước kiểm soát và bình ổn giá cũng như chất lượng VTNN để nhà nông dự toán chi phí sản xuất trong đầu tư. Ông Nguyễn Công Lý, ở ấp 5, xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp canh tác 1 ha lúa chia sẻ: Giá phân bón, thuốc BVTV bình ổn, chất lượng tốt thì nhà nông rất dễ tính toán giá thành và lợi nhuận trong việc đầu tư sản xuất lúa.

Ông Nguyễn Thành Danh, Cty CP Phân bón Bình Điền cho biết: Mặc dù năm nay lũ lớn có nhiều phù sa, nhu cầu phân bón sẽ giảm chút ít nhưng cũng sẽ diễn biến phức tạp, nhất là về giá cả, chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu của nhà nông và góp phần bình ổn giá, Cty đã chuẩn bị 150.000 tấn phân bón để cung ứng cho thị trường ĐBSCL và XK sang Campuchia. Để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng nông dân nên chọn lựa nhà sản xuất có uy tín, có thương hiệu.

Ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết: Đông xuân này toàn tỉnh xuống giống 235.000 ha, nước lũ vẫn còn ngập sâu trên đồng, nên lịch xuống giống chậm hơn so với lịch thời vụ năm trước. Theo đó lịch thời vụ cũng rút ngắn và sẽ xuống giống đồng loạt khi nước rút.

Nông dân nên sử dụng các loại phân bón chuyên dùng đã được tính toán hàm lượng dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, sử dụng các loại phân bón chậm tan để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng và tiết kiệm chi phí.

Theo ông Thành, năm nay nước lũ lớn rửa phèn tốt, phù sa về nhiều theo đó sẽ giảm lượng phân, thuốc BVTV rất lớn cho nông dân. Ước tính 1ha có thể giảm lượng phân bón từ 50 - 100kg, giảm thuốc BVTV từ 100 - 150 ngàn đồng. Mặc dù vậy, nhu cầu phân bón vẫn cao, theo đó ngành nông nghiệp An Giang chỉ đạo Thanh tra Sở NN- PTNT bám sát tình hình phân bón và thuốc BVTV tại các đại lý lớn để siết chặt chất lượng.

Theo ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt: Để vụ lúa đông xuân 2011 – 2012 tiếp tục thắng lợi thì các địa phương phải kiên quyết khuyến cáo nông dân xuống giống đúng lịch thời vụ. Việc xuống giống lúa đông xuân chia ra: các vùng ảnh hưởng lũ hàng năm bố trí thời vụ vào cuối tháng 11 sang tháng 12 là thời điểm lũ đang rút. Xuống giống lúa đông xuân trong tháng 11 sẽ nằm trong thời gian tốt nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao hơn xuống giống trong tháng 12.

Theo đó, lịch thời vụ xuống giống lúa đông xuân được đề nghị gồm có 2 đợt chính như sau: Đợt 1 từ ngày 5 đến ngày 30 tháng 11 năm 2011 (tức từ mùng 10 tháng 10 đến mùng 6 tháng 11 âm lịch) xuống giống 700.000 ha. Đợt 2 từ ngày 5 đến ngày 30 tháng 12 năm 2011 (tức từ mùng 11 tháng 11 đến mùng 6 tháng 12 âm lịch) xuống giống 600.000 ha.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm