| Hotline: 0983.970.780

Ninh Bình hướng đến nông thôn mới bền vững

Thứ Tư 28/12/2016 , 08:05 (GMT+7)

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Ninh Bình đang có những bước tiến vững chắc, đạt được nhiều thành tựu.

Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, thu nhập của người dân được cải thiện.
 

Điển hình Hoa Lư

Sự kiện huyện Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM theo tiêu chí mới đã làm nức lòng người dân và cán bộ của Ninh Bình.


Xây dựng NTM ở Ninh Bình đạt nhiều kết quả tích cực
 

Có được kết quả trên, ngay từ đầu năm Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình NTM của huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên đầu tư cho 3 xã đăng ký về đích trong năm 2016; củng cố, nâng cao chất lượng tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn, chỉ đạo các xã tập trung tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhà cửa, vườn tược xanh sạch đẹp; chỉnh trang diện mạo khu trung tâm huyện, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình như: Trung tâm văn hóa huyện, trường THPT Hoa Lư A,... đến nay toàn bộ đã hoàn thành. Hoa Lư đã đạt chuẩn huyện NTM.

Huyện đã tự đánh giá, hoàn thiện hồ sơ. Đoàn công tác của tỉnh đã tiến hành thẩm tra, đánh giá kết quả, hồ sơ theo Hướng dẫn tạm thời của tỉnh, Đoàn công tác của Trung ương đã về khảo sát, thẩm tra, hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ, Hội đồng thẩm định Trung ương đã họp xét duyệt, kết quả 100% thành viên đồng ý đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hoa Lư đạt chuẩn NTM năm 2016.

Không chỉ Hoa Lư, năm 2016, tỉnh Ninh Bình có 21 xã đăng ký đạt chuẩn NTM. Đến hết tháng 11/2016, đã có 3 xã của huyện Hoa Lư đạt chuẩn 19/19 tiêu chí đã được công nhận đạt chuẩn NTM (đợt 1, tháng 7/2016). 17 xã còn lại đã thẩm định xong trong tháng 11/2016, tất cả 17/17 xã đều đạt 19/19 tiêu chí NTM năm 2016, hiện đang chờ BCĐ họp xét và trình trình Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định công nhận trong tháng 12/2016.

Có được kết quả trên là do các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016 đã triển khai xây mới, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn, bao gồm xây mới 1 trụ sở xã (xã Gia Phú - Gia Viễn), nâng cấp trụ sở làm việc 9 xã; xây mới và nâng cấp 12 nhà văn hóa xã; 10 sân vận động xã; 64 nhà văn hóa, khu thể thao thôn; 20 trường học các cấp; 9 trạm y tế; 8 chợ nông thôn; xã hội hóa công trình nước sạch, người dân sớm có nước để sử dụng...

“Nhìn chung các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016 đã được các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, được ưu tiên phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ để phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM theo kế hoạch.

Các xã đã có nhiều nỗ lực, chủ động lập kế hoạch chi tiết và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm hoàn thành đạt chuẩn NTM”, ông Trần Văn Hà, PGĐ Sở NN-PTNT cho biết.
 

Huy động cả cộng đồng

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình, có được kết quả trên là do cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo các cấp trong tỉnh đã tập trung thể hiện quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình một cách toàn diện đồng bộ, lồng ghép các chương trình hợp lý,...

“Công tác tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh, nâng cao nhận thức về xây dựng NTM. Phong trào hiến kế, hiến đất, góp công, góp vật liệu làm đường giao thông nông thôn, phong trào xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KH-CN cao, công nghệ sạch tiếp tục được đẩy mạnh. Phong trào xây dựng NTM đã trở thành một phong trào thi đua với khí thế mạnh mẽ”, ông Hà cho hay.

Trong năm 2017, tỉnh Ninh Bình sẽ xây dựng hệ thống chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương; thực hiện mô hình xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh (dự kiến mỗi đơn vị cấp huyện lựa chọn 1 xã).

Chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện, xã thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM theo Kế hoạch đã đăng ký trong năm 2017 (TP Tam Điệp hoàn thành xây dựng NTM và ít nhất 14 xã đạt chuẩn NTM năm 2017); đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện xây dựng NTM ở cơ sở.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch, phương án huy động nguồn lực năm 2017, phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản ở các xã.

Năm 2016, toàn tỉnh đã huy động được 2.875 tỷ đồng, trong đó ngân sách trực tiếp Trung ương là 74,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 97 tỷ đồng, ngân sách huyện 114 tỷ đồng, ngân sách xã 151 tỷ đồng; Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác là 473 tỷ đồng; Vốn tín dụng 682 tỷ đồng; Nguồn hỗ trợ của tổ chức, DN 129 tỷ đồng; huy động cộng đồng dân cư tự đầu tư và đóng góp là 1.135 tỷ đồng, vốn khác 19 tỷ đồng.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2024

Kiên Giang Từ ngày 28/9 - 2/10, tại TP Rạch Giá sẽ tổ chức 'Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2024' với Chủ đề 'Liên kết cùng phát triển – Kiên Giang 2024'.

Bình luận mới nhất