| Hotline: 0983.970.780

Bất chấp!

Thứ Tư 12/12/2012 , 09:59 (GMT+7)

Dư luận đang bàn tán, tranh cãi những nguy cơ từ việc kinh doanh đa cấp chồn nhung đen, PV NNVN tiếp tục đi sâu tìm hiểu và nhận ra những sự thật phũ phàng.

Dư luận đang bàn tán, tranh cãi những nguy cơ từ việc kinh doanh đa cấp chồn nhung đen, PV NNVN tiếp tục đi sâu tìm hiểu và nhận ra những sự thật phũ phàng.

BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG

Mất một thời gian dài tìm hiểu và qua chính lời kể của ông chủ mô hình “Làm giàu trên đất quê mình” Đoàn Việt Châu, chúng tôi tìm ra một sự thật, có tới 90% những người tham gia mô hình kinh doanh chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu là “con nợ” do làm ăn thua lỗ. Trong đó, có ông Giám đốc Đài TT-TH một huyện ở Vĩnh Phúc lỗ gần chục tỉ đồng vì tham gia trồng cây thanh hao lấy tinh dầu, một ông Giám đốc bệnh viện tư nhân tại Nghệ An phá sản bởi bệnh viện không sinh lời cùng hàng trăm người chăn nuôi lợn, gà khác...


Từ con chồn nhung đa cấp cho thấy ngành chăn nuôi truyền thống của ta đang khủng hoảng trầm trọng

Chúng tôi gặp lại ông Nguyễn Mạnh Hùng ở thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, một cơ sở đại diện của ông Đoàn Việt Châu tại Vĩnh Phúc và có một cuộc tranh luận gay gắt về mô hình nuôi chồn nhung đa cấp. Ông Hùng tâm sự rằng, trước ông tham gia nuôi lợn siêu nạc, bao nhiêu tiền của đổ ra đầu tư xây chuồng trại, hầm biogas nhưng giá lợn hơi cứ tụt dốc không phanh trong khi giá TĂCN tăng lên từng ngày đẩy ông và hàng trăm hộ nuôi lợn ở Tam Đảo lỗ hàng chục tỉ đồng. Bản thân gia đình ông Hùng nợ ngân hàng gần 3 tỉ chưa biết lấy tiền đâu để trả lãi hàng tháng chứ nói gì đến trả nợ.

“Giữa lúc ngân hàng chuẩn bị đến niêm phong nhà, may mắn thế nào vợ chồng tôi gặp ông Đoàn Việt Châu và được tham gia mô hình nuôi gia công chồn nhung đen. Nếu không có 100 đôi chồn của ông Châu chắc vợ chồng tôi đã ra đường từ lâu rồi. Mà tại sao các anh không đi viết bài về giá TĂCN tăng cao, giá thịt lợn hơi quá rẻ cho Chính phủ thấy người chăn nuôi đang khốn khổ thế nào để có chính sách cứu chúng tôi với. Không tin, anh đi một loạt các hộ chăn nuôi lợn ở Tam Đảo xem có phải họ đang sống dở chết dở hay không? Nếu không tham gia nuôi chồn nhung đen của ông Châu anh thử chỉ cho chúng tôi cách nào để có tiền trả ngân hàng chúng tôi sẵn sàng làm theo ngay. Ngân hàng họ dọa niêm phong nhà, cho dù chúng tôi có xin lỗi hay khóc đi nữa họ cũng có tha đâu. Anh bảo, đã bị dồn đến bước đường cùng như như vậy chúng tôi làm gì còn lựa chọn nào khác”, ông Hùng nghẹn ngào than thở.

Nghe lời tâm sự của ông Hùng, ban đầu tôi cũng thấy áy náy. Nhưng rồi cũng phần nào hiểu và thông cảm cho ông Hùng và những người có hoàn cảnh tương tự bởi sinh mệnh của họ giờ đã gắn chặt với mô hình đa cấp của ông Đoàn Việt Châu. Nếu mô hình đổ vỡ có nghĩa họ sẽ tiếp tục lún sâu trong đống nợ nần, mô hình còn tồn tại họ vẫn còn hy vọng. Do đó, trong thâm tâm người tham gia nuôi chồn nhung đa cấp, họ có thể biết hoặc không biết về nguy cơ của mô hình song đều bất đắc dĩ phải bảo vệ ông Đoàn Việt Châu như bảo vệ “ấu chúa”.

Tuy nhiên, mọi việc ở đây cần phải được phân định rạch ròi. Chỉ cần đặt ra câu hỏi ông Đoàn Việt Châu lấy tiền ở đâu để cho ông Hùng và những người dân khác nợ từ 30 - 50% giá trị hợp đồng thì không ai trả lời được. Chắc chắn, đó không phải tiền túi của ông Châu mà là tiền mua chồn của những khách hàng khác, loanh quanh tiền từ người nọ rơi vào túi kẻ kia. Phóng viên như chúng tôi nếu biết việc kinh doanh đa cấp tiềm ẩn rủi ro mà không lên tiếng cảnh báo sẽ rất ân hận vì sẽ đến một ngày mô hình sụp đổ. Việc im lặng không lên tiếng có thể sẽ cứu được ông Hùng hay một số hộ dân vỡ nợ thoát khỏi cảnh túng quẫn, nhưng có thể đẩy hàng nghìn, hàng vạn người dân khác vào hoàn cảnh tương tự như ông Hùng hiện nay.

LƯƠNG TÂM LÊN TIẾNG

Chúng tôi tìm về tỉnh Bắc Giang, một trong các địa phương có phong trào chăn nuôi khá phát triển và đây cũng là nơi người dân tham gia mô hình nuôi chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu từ rất sớm. Vào thăm gia đình ông C ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khi trang trại của ông giờ chỉ còn nuôi vịt, gà và lợn rừng.


Ông C ở Lục Ngạn (Bắc Giang) vì lương tâm cắn rứt đã dừng hợp tác với ông Đoàn Việt Châu

Theo chia sẻ của ông C, cách đây 3 năm ông đã mang chồn nhung đen về nuôi đầu tiên tại Bắc Giang, nhưng suốt 2 năm trời nuôi con vật này ông không thấy bất cứ một ai đến hỏi mua giống hay mua thịt mặc dù ông đặt tấm biển quảng cáo rất to ngoài cổng. Sau đó, ông C đành phải mang qua nhà anh em, họ hàng nhờ nuôi hộ. Bất ngờ, một hôm ông Đoàn Việt Châu cùng một phụ nữ trẻ đẹp vào nhà đề nghị ông C hợp tác bằng việc bán chồn cho ông Châu và hàng tháng đi thu mua thêm theo đơn đặt hàng của ông.

Như người chết đuối vớ được cọc, ông C lập tức chạy qua gia đình anh em, họ mạc, làng xóm láng giềng vét sạch số chồn bán lại cho ông Đoàn Việt Châu với giá 100.000 - 200.000 đồng/con. Sau khi thu gom hết chồn của gia đình, ông C tiếp tục tới nơi khác mua chồn về bán cho ông Châu kiếm lãi vài chục nghìn đồng/con. Dần dà, ông C được ông Đoàn Việt Châu mời chào tham gia vào mô hình nhưng bản thân ông C thấy việc kinh doanh của ông Châu có dấu hiệu mập mờ, không minh bạch. Ban đầu, ông Châu trả tiền rất sòng phẳng, sau thấy ông khất nợ rất nhiều lần, ông C gọi điện giục trả tiền nhưng ông Châu cứ lần khần. Và trong một lần ông Châu cho xe ô tô về bắt chồn, ông C đã giữ xe lại yêu cầu phải trả hết số tiền nợ mới cho xe về. Đến lúc đó, ông Châu mới chịu trả hết số tiền nợ chồn mua của ông C. Sau bận đó, ông C chấm dứt không làm chân rết thu mua chồn cho ông Châu. Bản thân ông Châu cũng căn dặn lại ông C rằng, dù không còn làm ăn với nhau nữa song đề nghị ông giữ mồm giữ miệng để ông còn làm ăn lâu dài.

Chia sẻ lý do không tiếp tục hợp tác với ông Đoàn Việt Châu, ông C tâm sự: “Thực chất tôi chấm dứt hợp tác với ông Đoàn Việt Châu do lương tâm cắn rứt là chính. Tôi nuôi chồn nhung đen hơn 2 năm trời, ông Đoàn Việt Châu là người đầu tiên cũng là duy nhất đến hỏi mua chồn của tôi. Mặt khác, trong quá trình hợp tác, tôi thấy ông Châu có những biểu hiện, hành động không được đàng hoàng cho lắm. Nói thật, thấy ông Châu bán chồn tới 4 triệu đồng/đôi tôi lấy làm lạ không hiểu con chồn này dùng để làm gì? Làm thịt thì chưa thấy nhà hàng nào mua, làm cảnh chắc không người dân nào tâm thần bỏ ra 4 triệu đồng mua "chuột" về làm cảnh. Chính bởi lý do trên, tôi sợ sau này mô hình ông Châu có vấn đề gì mình bị liên lụy, có khi thành tiếp tay gây hại những người dân khác”.

Không phải người dân nào cũng đủ bản lĩnh và lương tâm để thoát khỏi cám dỗ của đồng tiền, của lòng tham như ông C ở huyện Lục Ngạn. Tại Bắc Giang, chúng tôi tiếp tục gặp một trí thức nhưng phải mất thời gian suy nghĩ ông này mới chiến thắng được chính mình. Ông là phóng viên Đài TT-TH huyện, hiện đang tham gia kinh doanh chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu. Ban đầu, ông còn lên mặt dạy chúng tôi cách làm báo và có ý trách các báo lên án mô hình đa cấp của ông Đoàn Việt Châu là không khách quan.


Ông TH, phóng viên Đài PT-TH một huyện ở Bắc Giang thừa nhận tham gia mô hình kinh doanh đa cấp chỉ để gỡ nợ

Tuy nhiên, khi chúng tôi đang trên đường từ Bắc Giang về Hà Nội, ông lại gọi điện thừa nhận với chúng tôi rằng, việc tham gia mô hình mục đích chính chỉ là kiếm ít tiền trả nợ, hết thời hạn của mô hình ông sẽ thôi và không tham gia đợt 2 nữa bởi ông lo ngại sự nghiệp chính trị của mình và con gái sẽ tiêu tan nếu mô hình nuôi chồn nhung đa cấp sụp đổ. (Con gái ông TH là một ca sĩ khá nổi tiếng đoạt giải tại cuộc thi Sao Mai - PV).

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm