| Hotline: 0983.970.780

Quản lý Nhà nước bất lực

Thứ Sáu 12/04/2013 , 10:29 (GMT+7)

Trước tình trạng hoạt động vận chuyển gia cầm nhập lậu đang diễn ra tại Cao Bằng, PV NNVN đã trao đổi với lãnh đạo các cơ quan chức năng địa phương.

Trước tình trạng hoạt động vận chuyển gia cầm nhập lậu đang diễn ra tại Cao Bằng, PV NNVN đã trao đổi với lãnh đạo các cơ quan chức năng địa phương.

Cùng với việc thừa nhận rồi đưa ra những lý do khách quan, chủ quan để giải thích cho thực trạng nhức nhối đó, còn có một quan điểm chung, đó là sự bất lực của một số ngành, của những công cụ quản lý Nhà nước. Vì vậy, đành khoanh tay, đứng nhìn dòng ẩn họa đang ngày đêm tràn về đầu độc người dân.

Ông Nông Văn Xứng (Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường - Phó trưởng ban thường trực BCĐ 127 phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tỉnh Cao Bằng):

Chi cục QLTT là cơ quan thường trực trong BCĐ 127. Thực hiện công điện hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4, công điện của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ngày 2/4, cùng với công điện của UBND tỉnh, ngày 9/4, BCĐ 127 tỉnh Cao Bằng đã ra công văn chỉ đạo việc tăng cường ngăn chặn gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu. Theo đó, công văn đã yêu cầu các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ 127 của tỉnh, thành phố, các huyện và các ngành chức năng như Biên phòng, Hải quan, Công an, Sở NN-PTNT, Sở Thông tin Truyền thông.

Mặc dù, các ngành chức năng đã vào cuộc quyết liệt song tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Ngăn chặn hiệu quả nhất phải chặn triệt để từ biên giới chứ nếu để gia cầm xâm nhập vào nội địa thì các lực lượng chức năng bên trong như Công an, QLTT cũng như các cơ quan khác rất khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc, xuất xứ của gia cầm. Không thể kiểm tra hóa đơn chứng từ đối với việc vận chuyển nhỏ lẻ vì theo quy định việc vận chuyển dưới 50 con gia cầm thì không được kiểm tra chứng nhận kiểm dịch. Chính vì vậy nên không có căn cứ rõ ràng nào để phân biệt đâu là gia cầm ta, đâu là gia cầm nhập lậu.

Ông Trần Văn Khẩn (Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng):

Thực trạng nhức nhối như vậy nhưng không thể lập chốt kiểm dịch. Vì khi chưa xảy ra dịch mà lập chốt là rất khó khăn. Thậm chí, nếu có lập chốt cũng chỉ lập được trên địa bàn thành phố chứ với chiều dài 300 km đường biên các huyện lấy đâu ra nhân lực để cho chốt hoạt động.

Với 30 năm sống ở Cao Bằng, tôi thấy rằng việc vận chuyển gia cầm từ các huyện về thành phố bằng xe máy là việc làm thường xuyên. Nếu ngăn sông cấm chợ thì sẽ như thế nào khi mà cấm phải những người dân thường không vận chuyển gia cầm nhập lậu?

Theo tôi, với việc các đối tượng vận chuyển nhỏ lẻ, lợi dụng kẽ hở của quy định như hiện nay thì không có công cụ để phân biệt gia cầm lậu hay dân nuôi. Về quản lý Nhà nước lại càng không thể quản lý nguồn gốc xuất xứ gia cầm đến tận các nông hộ chăn nuôi nhỏ. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát hoạt động vận chuyển gia cầm nhập lậu chỉ có thể là chính quyền cấp cơ sở. Nên chăng phải tính đến việc tạo cơ chế chính sách để hỗ trợ kinh phí cho lực lượng dân quân tự vệ tập trung tại các xã biên giới vào cuộc, dàn hàng ngang trên tuyến đầu. Bởi chỉ có chính quyền cơ sở mới biết đường đi lối lại, qua đó "vít” được, “bịt” được dòng gia cầm lậu tràn biên.

Mặt khác, tỉnh Cao Bằng chưa có cơ sở sản xuất giống gia cầm, trong khi đó, các hộ dân vùng biên trong nhiều năm qua luôn luôn sử dụng giống gia cầm từ Trung Quốc. Về lâu dài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để kêu gọi nhà đầu tư trong nước tổ chức sản xuất giống gia cầm tập trung tại chỗ tại vùng miền núi, biên giới.

Sau cả tuần bám theo những dấu chân, những cung đường gà lậu tràn biên ở Cao Bằng, chia tay tỉnh biên giới vùng cao, mỗi người chúng tôi đều chất chứa một trăn trở. Virus H7N9 với độc lực khủng khiếp của nó đang làm khuynh đảo cả Trung Hoa đại lục. Vậy mà ở Việt Nam, chỉ vì lợi nhuận trước mắt, vì nhận thức, những đối tượng vận chuyển, chủ những quán ăn vẫn nhẫn tâm ngày đêm rình rập để đầu độc chính đồng bào, người thân của mình? Còn nếu là những cán bộ tiếp tay cho hoạt động trên, hoặc vô trách nhiệm thì họ đã biến chất, tòng hành để chuốc lấy thảm họa không chỉ làm hại nhân dân mà còn làm hại chính gia đình và bản thân mình.

 

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…