| Hotline: 0983.970.780

"Đánh úp" vào đồi Khe Hạng

Thứ Năm 18/04/2013 , 09:57 (GMT+7)

Theo chân đoàn công tác truy quét “vàng tặc” của Nghệ An, chúng tôi trở lại đồi Khe Hạng. Rời TP Vinh từ 5 giờ sáng, mãi đến gần 14h30 đoàn mới đặt chân đến bản Chà Lúm, xã Yên Tĩnh (huyện Tương Dương). Từ đây, mọi người hối hả rời xe để cuốc bộ đến địa điểm tập kết.

Theo chân đoàn công tác truy quét “vàng tặc” của Nghệ An, chúng tôi trở lại đồi Khe Hạng. Rời TP Vinh từ 5 giờ sáng, mãi đến gần 14h30 đoàn mới đặt chân đến bản Chà Lúm, xã Yên Tĩnh (huyện Tương Dương). Từ đây, mọi người hối hả rời xe để cuốc bộ đến địa điểm tập kết.

>> Vàng tặc tung hoành giữa đại ngàn Pù Huống

Đi bộ xuyên rừng, lần lượt vượt qua 9 ngọn núi lớn, nhỏ với tổng chiều dài khoảng 15 km, cả đoàn công tác ai nấy ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn lầm lũi, bí mật tiến vào tiểu khu 144, quyết tâm “đánh úp” đồi Khe Hạng. Theo Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Phó Giám đốc CA tỉnh Nghệ An, mục đích của việc phải hành quân xuyên rừng, tránh đi theo con đường dẫn từ trung tâm UBND xã Cắm Muộn vào đồi Khe Hạng là để kiểm soát từ phía sau khu rừng, không để đám cai vàng kịp trở tay, giấu máy móc, thiết bị vào rừng sâu chờ khi đoàn công tác rút quân thì mang ra khai thác trở lại.

Bởi thế, con đường mà đoàn công tác lựa chọn chỉ là một lối mòn ít người đi lại nối với đường quốc phòng từ xã Yên Tĩnh xuyên qua Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống vào đến bản Huổi Máy. Trên đường tiếp cận đồi Khe Hạng, chúng tôi chứng kiến vô số cây gỗ lớn nhỏ đã bị xẻ thịt một cách không thương tiếc, gỗ đã cưa thành khí giấu trong rừng đã lâu, cây rừng bị cưa xăng cắt ngang gốc còn tươi đang nhỏ “máu” rải rác nhiều nơi...


Máy móc được chôn dưới lòng đất

Sau hơn 7 giờ hành quân bộ, mãi đến hơn 9 giờ đêm tốp cuối cùng của đoàn mới hội quân được với lực lượng công an huyện Quế Phong, công an và dân quân tự vệ xã Cắm Muộn... Thế nhưng, khi đoàn công tác tiếp cận được tiểu khu 144 để chuẩn bị hành động, thì hóa ra các yếu tố bất ngờ đã bị bại lộ. Cả khu vực khai thác vàng tại đồi Khe Hạng đã ngừng hoạt động, đây đó chỉ còn lại những ánh đèn dầu, nến leo lét khác hẳn âm thanh máy nổ đập liên hồi, với những hoạt động đào bới hối hả thường ngày mà chúng tôi chứng kiến trước đó vài ngày. Thay vào đó là những tiếng hò hét tới tận khuya của đám thanh niên như muốn thách thức lực lượng chức năng đang có mặt.

Tất cả những ống dẫn nước trước đó hàng ngày luôn đầy ắp, nay cũng tắt lịm, khiến khu vực hậu cần, lán trại của đoàn công tác không còn một giọt nước. Các quán xá dịch vụ cũng ngừng làm việc và không bán bất cứ một loại đồ dùng nào hoặc chỉ bán với giá “cắt cổ” để cô lập lực lượng chức năng. Đoàn công tác buộc phải cử 3 người thông thuộc địa bàn tiến hành nối đường ống và thay nhau trực suốt đêm để đảm bảo nước sinh hoạt, giải quyết cơm ăn nước uống cho các thành viên tham gia. Đến 22h30, vấn đề nước sinh hoạt mới cơ bản được giải quyết, sau bữa ăn đạm bạc, mọi người mới được ngả lưng để lấy lại sức sau một ngày hành quân ròng rã.


Lực lượng chức năng phá dỡ lán trại

Sáng hôm sau, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, người trực tiếp chỉ huy đoàn công tác đưa ra phương châm vận động bà con tự giác dỡ lán trại và các phương tiện khai thác trái phép trước 10h30 phút, ai không chấp hành sẽ kiên quyết xử lý. Bởi thế, ông đã chia đoàn công tác thành các đội nhỏ tiếp cận từng lán trại để vận động bà con tháo dỡ lán trại, thu dọn phương tiện và rời khỏi hiện trường. Thế nhưng, người dân và các đối tượng chỉ đem ra khỏi hiện trường những nhu yếu phẩm và những đồ dùng cần thiết còn lán trại thì không mấy ai chịu dỡ bỏ. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là toàn bộ máy nổ, máy nghiền, máy đãi vàng đều đã “biến mất”. Nhận định các phương tiện trên chưa kịp tẩu tán đi xa trong khi đám cai vàng không tự giác giao nộp, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu yêu cầu các lực lượng tiến hành tháo dỡ lán trại, dùng máy dò truy tìm và vô hiệu hóa các phương tiện máy móc đã bị các đối tượng “độn thổ”.

Các thành viên trong đoàn dò tìm cẩn thận ở tất cả những điểm có nhiều khả nghi trên đồi Khe Hạng. Trong khi các lực lượng chức năng đang căng mắt tiến hành rà soát thì các đối tượng đào đãi vàng vẫn lảng vảng. Một số người dân tại xã Cắm Muộn cho biết: Việc UBND tỉnh thành lập đoàn chuẩn bị truy quét tại đồi Khe Hạng không biết do ai tiết lộ mà đám cai vàng người Thái Nguyên đã biết được trước đó mấy ngày. Do “ngửi” thấy nguy cơ bị truy quét nên họ hoạt động cầm chừng, khi thấy động thì nhanh chóng rút vào rừng xanh, các lán trại của họ trở thành vô chủ hoặc chỉ để lại một số phu vàng người địa phương đứng ra canh giữ...

Hết thời gian đã thông báo, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu yêu cầu giải tán tất cả những ai không phận sự ra khỏi khu vực rà phá. Trong buổi sáng hôm đó, lực lượng chức năng đã tiêu hủy toàn bộ lán trại, lôi lên vô số máy móc, thiết bị dùng để đào đãi vàng đã được các đối tượng vùi sâu dưới lòng đất.

Ăn cơm và nghỉ trưa vội vàng, đoàn lại tiếp tục rà tìm toàn bộ khu đồi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay trong buổi chiều để kịp hành quân trở về. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm trên ngọn đồi và xung quanh các cánh rừng, đoàn công tác đã phát hiện, vô hiệu hóa được 25 máy khai thác vàng cùng với 2.000 lít dầu diezen chôn sâu dưới lòng đất.


Tiêu hủy các máy móc, thiết bị và lán trại để làm sạch địa bàn

Theo nguồn tin riêng của phóng viên NNVN, sau trận “đánh úp” đồi Khe Hạng, người ta đang tìm cách hợp thức hóa cả khu vực này cho một “đại gia” (chủ một công ty khai thác vàng tư nhân) có tên là S. Và nếu như nguồn tin này chính xác thì đồi Khe Hạng vẫn không được “buông tha”. Rừng vẫn bị phá, môi trường vẫn tiếp tục bị đe dọa.

Toàn bộ 60 lán trại, 2.000 mét ống nước được tháo dỡ, 150 hố đào vàng đã bị lấp, hơn 150 người dân và phu vàng trong các lán trại đã được vận động rời khỏi hiện trường. Đồi Khe Hạng chỉ còn lại những bãi tro tàn khổng lồ sau khi bị đốt cháy, về cơ bản tại hiện trường không còn bất cứ một vật dụng gì có thể dùng để khai thác vàng được nữa. Đồi Khe Hạng được lập lại trật tự, đại diện các bên ký biên bản bàn giao địa bàn sạch về khai thác khoáng sản trái phép, giao cho UBND xã Cắm Muộn tiếp quản. Đến 16h30 cùng ngày, đoàn công tác rút về thị trấn Kim Sơn bằng đường bộ, kết thúc chiến dịch.


Đồi Khe Hạng sau đợt truy quét

Trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét suốt 2 ngày liền tại đồi Khe Hạng, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Phó Giám đốc CA tỉnh Nghệ An cho biết: “Đây là điểm khai thác trái phép vàng nghiêm trọng và hết sức phức tạp. Tuy thời gian tập trung khai thác chưa dài nhưng có số người khai thác đông, quy mô lớn, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rất khó lường. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, chúng tôi tổ chức một đoàn công tác liên ngành với hơn 200 người lên đây, quyết tâm đẩy đuổi bằng được các đối tượng khai thác vàng trái phép, làm sạch địa bàn khai thác rồi giao cho địa phương tiếp quản…”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm