| Hotline: 0983.970.780

Câu kết để trục lợi

Thứ Ba 20/08/2013 , 09:39 (GMT+7)

Cty liên doanh Dệt tơ tằm Bảo Lộc (Visintex) hết thời hạn phải giải thể. Và, chính vị Giám đốc (GĐ) liên doanh này, nhờ câu kết với nhiều người, đã “hô biến” nhiều tài sản Nhà nước trong liên doanh thành tài sản của riêng mình.

Cty liên doanh Dệt tơ tằm Bảo Lộc (Visintex) hết thời hạn phải giải thể. Và, chính vị Giám đốc (GĐ) liên doanh này, nhờ câu kết với nhiều người,  đã “hô biến” nhiều tài sản Nhà nước trong liên doanh thành tài sản của riêng mình.

>> Thi hành án Lâm Đồng bị “tố” làm sai

Chấp hành viên “quên” quyền lợi của VISERI

Báo NNVN hôm qua (19/8) đã phản ánh việc tài sản của Cty CP – Tổng Cty Dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI) bị thi hành án (THA) Lâm Đồng kê biên, đấu giá sai quy định dẫn tới Nhà nước thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Ngoài vụ việc trên, Báo NNVN tiếp tục tìm hiểu những sai phạm của Cơ quan THA Lâm Đồng trong một vụ việc khác cũng liên quan đến VISERI.

Cty Visintex được thành lập từ tháng 10/1991 trên cơ sở liên doanh góp vốn của 2 nhà đầu tư là Liên hiệp các xí nghiệp Dâu tằm tơ Việt Nam (sau này là VISERI) và Cty KINUSHOW Co.,LTD (sau này là Cty Kimono Daigaku - Nhật Bản).

Thời hạn hoạt động của Visintex là 20 năm, vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD, trong đó vốn góp của VISERI chiếm 46%, bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất, trị giá nhà xưởng, máy móc thiết bị... Vốn góp phía Cty Kimono Daigaku chiếm 54%.


Tòa nhà Visintex có 3 tầng, nhưng bị định giá chỉ còn 2 tầng

Đến 14/10/2011, sau khi đã hết thời hạn liên doanh, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định chấm dứt hoạt động của Dự án Dệt tơ tằm Bảo Lộc. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, Chấp hành viên Nguyễn Hữu Hùng (Cục THA dân sự tỉnh Lâm Đồng) đã có Quyết định số 16/QĐ-CTHA ngày 1/8/2011 cưỡng chế kê biên xử lý toàn bộ tài sản hiện có của Cty Visintex theo bảng kiểm kê tài sản có đến 31/10/2010 để thực hiện Bản án số 56/2011/KDTMPT ngày 15/4/2011 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, trong đó có nội dung phán quyết: Buộc Cty Kimono Daigaku trả nợ cho Cty Visintex nợ gốc là 10,6 tỷ đồng và lãi chậm thanh toán là gần 15 nghìn USD.

Theo quy định, khi thực hiện việc cưỡng chế bằng biện pháp kê biên, xử lý bán đấu giá tài sản của Cty Kimono Daigaku tại Cty Visintex, Chấp hành viên phải có trách nhiệm thông báo cho bên có quyền lợi liên quan là VISERI biết về quyền ưu tiên mua tài sản bán đấu giá vì VISERI là chủ sở hữu chung đối với tài sản bị cưỡng chế.

Trên thực tế, ông Hùng đã không đảm bảo quyền lợi của VISERI, bằng chứng là ngày 7/11/2011, Chấp hành viên gửi giấy triệu tập cho ông Đào Hồng Cương, TGĐ VISERI về việc giải quyết nhận lại tài sản tại 124 Kha Vạn Cân, TP.HCM (tài sản thừa sau khi đấu giá) và số nợ còn phải thi hành án, thời gian vào ngày 14/11/2011 tại Cục THA dân sự tỉnh Lâm Đồng.

Tuy nhiên, đến ngày 15/11/2011, ông Cương mới nhận được công văn này và có ngay công văn phúc đáp lý do. Như vậy, việc ông Hùng ra các quyết định cho rằng VISERI không tham gia nên không có ý kiến gì về giải quyết THA đối với Cty Visintex thể hiện dấu hiệu cố ý làm sai lệch nội dung văn bản

Trong toàn bộ quá trình thi hành án, Chấp hành viên không thông báo hoặc thông báo không đảm bảo đúng thủ tục cho VISERI về việc THA cũng như việc định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản mà VISERI là đồng sở hữu, vi phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của DN này.

Cũng theo đơn kiến nghị của VISERI, VISERI là đơn vị đồng chủ sở hữu phần vốn góp trong Cty Visintex. VISERI đang phải thi hành các bản án và quyết định THA cho 3 chủ nợ (Báo NNVN ra ngày 19/8 đã nêu). Tuy nhiên, sau khi tổ chức thi hành Bản án số 56/2011/KDTM-PT ngày 15/4/2011 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM cho Visintex, Chấp hành viên đã chi trả toàn bộ số tiền thu được để trả cho duy nhất một chủ nợ là Cty Pacific Power 10,7 tỷ đồng.

Việc làm trên đã vi phạm nghiêm trọng Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Luật THA dân sự năm 2008 về thanh toán tiền THA khi chỉ chi trả cho một quyết định THA mà không thanh toán tiền cho các quyết định THA khác theo tỷ lệ số tiền của từng quyết định THA.

Ngoài ra, Chấp hành viên Nguyễn Hữu Hùng cũng bị “tố” có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục THA . Theo quy định, các đương sự phải được thỏa thuận với nhau về giá hoặc tổ chức thẩm định giá. Chấp hành viên chỉ ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên.

Tuy nhiên, tài sản kê biên để THA tọa lạc tại TP Bảo Lộc, Lâm Đồng. Trong khi đó, Hợp đồng thẩm định giá số 1100105/HĐTĐ ngày 17/8/2011, Chứng thư thẩm định giá số 110105/TĐ ngày 31/8/2011 đều thể hiện Cty CP Thẩm định - Giám định Cửu Long có địa chỉ tại số 28 Võ Thị Sáu, phường An Hội, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, tức không cùng địa bàn với nơi có tài sản kê biên dẫn đến kết quả thẩm định giá không đúng với các quy định hiện hành của pháp luật về thẩm định giá.

Đặc biệt hơn nữa là Chứng thư thẩm định giá số 110105/TĐ ngày 31/8/2011 của Cty CP Thẩm định - Giám định Cửu Long không có chữ ký của Thẩm định viên là vi phạm nghiêm trọng các quy định về thẩm định giá !!!

Cũng từ việc thẩm định giá trái quy định, nên DN thẩm định giá đã vi phạm nghiêm trọng khi thẩm định về số lượng, chất lượng, đơn giá tài sản của Cty Visintex. Về công trình xây dựng, hạng mục nhà làm việc, thực tế hiện trạng là 1 trệt, 2 lầu (3 tầng). Trong Chứng thư thẩm định giá chỉ thẩm định là 1 trệt, 1 lầu (thiếu 1 tầng với diện tích 408 m2).

Thực tế tại thời điểm hiện nay, tòa nhà này vẫn là 3 tầng. Chỉ tính riêng nhà làm việc bị định giá thiếu 1 tầng Cty Visintex đã thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Thậm chí, các tài sản khác của Visintex như máy móc thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét… đều được thẩm định giá bằng 0, hoặc ghi là… máy móc hư hỏng.

“Biến của công thành của tư”

Để “hô biến” các tài sản không nằm trong Danh mục tài sản kê biên, định giá của Chấp hành viên Nguyễn Hữu Hùng, 2 người mua tài sản đấu giá là ông Nguyễn Tiến Dũng, GĐ Cty Visintex và ông Đoàn Trọng Tẩm, người được ủy quyền THA theo Bản án số 80/2007/DSPT-PT ngày 23/8/2007 đã dùng tài sản mua được và cả tài sản không đưa vào định giá, đấu giá để thành lập Cty Việt Silk.

Về việc này, VISERI và Cty Visintex đã nhiều lần có văn bản đề nghị đến Cục THA dân sự tỉnh Lâm Đồng và ông Dũng bàn giao lại tài sản không kê biên, định giá cho Cty Visintex nhưng không được trả lại tài sản.

Một vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là có dấu hiệu câu kết, trục lợi, sử dụng trái phép tài sản tập thể của ông Nguyễn Tiến Dũng. Cụ thể, theo Nghị quyết của HĐQT VISERI “...thống nhất giao cho người đại diện phần vốn của Tổng Cty tại Visintex, trực tiếp là Ủy viên HĐQT kiêm GĐ Visintex có văn bản giới thiệu tài sản của Cty Kimono Daigaku để Cơ quan THA tỉnh Lâm Đồng tổ chức thi hành bản án đã xử phúc thẩm”.

Theo Nghị quyết này, ông Nguyễn Tiến Dũng là người có trách nhiệm giới thiệu tài sản của riêng Cty Kimono Daigaku để Cơ quan THA tỉnh Lâm Đồng tổ chức kê biên thi hành bản án số 56/2011/KDTMPT. Tuy nhiên, ông Dũng lại tự ý giới thiệu toàn bộ tài sản của chính Cty liên doanh Visintex cho THA tỉnh Lâm Đồng để kê biên.

Như vậy, việc làm của ông Dũng là trái với nghị quyết của HĐQT VISERI, có dấu hiệu bưng bít thông tin , đẩy Cty Visintex từ người được THA trở thành người bị THA và đến thời điểm này, Cty Visintex không thực hiện được việc thanh lý, giải thể theo quy định hiện hành của pháp luật.

Cũng tại buổi làm việc với Chấp hành viên ngày 28/10/2011, ông Dũng đã cung cấp các số liệu tài chính, trong đó có khoản tiền mặt tại quỹ và tiền gửi Ngân hàng của Cty Visintex là 6,17 tỷ đồng. Căn cứ số liệu này, ngày 1/11/2011, Chấp hành viên Nguyễn Hữu Hùng đã ra quyết định thu số tiền 5,36 tỷ đồng được cho là tiền của VISERI do Cty Visintex giữ để thi hành bản án số 80/2007/DSPT.

Về việc này, VISERI đã có công văn gửi Cục THA tỉnh Lâm Đồng và gửi ông Nguyễn Tiến Dũng, trong đó có nêu số tiền trên vẫn là tài sản của Cty Visintex, số tiền này chưa thuộc về VISERI vì Visintex hiện vẫn là DN độc lập, đang trong quá trình giải thể liên doanh, việc xác định sở hữu số tiền chia theo tỷ lệ góp vốn phải là thời điểm đã hoàn tất việc thanh lý, giải thể liên doanh.

Việc ông Dũng tự ý chuyển số tiền cho THA tỉnh Lâm Đồng khi chưa có ý kiến của HĐQT Cty Visintex là vượt thẩm quyền, làm trái chỉ đạo của VISERI. Qua đó cũng thể hiện dấu hiệu về câu kết giữa Chấp hành viên - Nguyễn Tiến Dũng - Đoàn Trọng Tẩm để trục lợi sau này thông qua việc mua lại toàn bộ tài sản của Cty Visintex.

+ Cty CP Tổng Cty Dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI) trước đây là DNNN thuộc Bộ NN-PTNT được tái cơ cấu chuyển đổi thành Cty CP từ ngày 25/5/2013 thông qua hoạt động mua bán nợ của Cty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp - Bộ Tài chính (DATC) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vốn điều lệ của VISERI là 100 tỷ đồng, trong đó cổ phần của nhà nước chiếm tỷ lệ 90,675% vốn điều lệ.

+ Theo hồ sơ của Cty Visintex, trước thời điểm nghỉ việc (22/5/2012) ông Dũng đã tự ý xử lý xóa nợ các khoản phải thu với số tiền là 1,22 tỷ đồng. Ngoài ra, vị GĐ này còn tự ý trích và thanh toán trợ cấp thôi việc cho CBCNV với số tiền là 4,44 tỷ đồng khi chưa có sự đồng ý của hai Chủ đầu tư và HĐQT Cty Visintex.

Nghiêm trọng hơn, trong thời gian làm GĐ, ông Dũng còn lập nhiều chứng từ có nguồn gốc không rõ ràng để rút tiền mặt thanh toán cho khách hàng bằng nhiều phiếu chi có giá trị lên đến hơn 500 triệu đồng (vượt quá quy định của Nhà nước và quy định của HĐQT Cty Visintex).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm