| Hotline: 0983.970.780

Phân bố kinh phí phát triển đất trồng lúa

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:31 (GMT+7)

Đến năm 2015 Quảng Nam sẽ giữ 52.946 ha đất trồng lúa (năm 2013 diện tích trồng lúa 56.030 ha).

* Bỏ 2 dự án thuỷ điện

Ngày 3/7, Hội đồng Nhân dân Quảng Nam đã khai mạc kỳ họp 8, khóa VIII. Kỳ họp đã trình nhiều đề án phát triển nông - lâm nghiệp giai đoạn 2013-2015. Theo đó, đến năm 2015 Quảng Nam sẽ giữ 52.946 ha đất trồng lúa (năm 2013 diện tích trồng lúa 56.030 ha).

Thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2013-2015 về việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, tại kỳ họp này, HĐND Quảng Nam đã trình về định mức phân bố kinh phí hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

Hiện mỗi năm Quảng Nam được Trung ương hỗ trợ khoảng 44 tỷ đồng cho người sản xuất (SX) lúa để đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ các hoạt động khuyến nông là 22 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng năm Quảng Nam đầu tư 95 tỷ đồng xây dựng các hạng mục thủy lợi, giao thông nội đồng và cải tạo chỉnh trang đồng ruộng.


Quảng Nam đầu tư nhiều chính sách cho người trồng lúa

Về việc trồng rừng, HĐND đã trình “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011-2020”. Quảng Nam sẽ khoanh nuôi 232.619 ha. Trồng rừng tập trung 177.316 ha; rừng cây phân tán 18 triệu cây; nuôi dưỡng rừng 1.650 ha và giao rừng, cho thuê 358.990 ha…

Cũng tại kỳ họp này, HĐND Quảng Nam đã thông qua đề án “Cơ chế hỗ trợ kinh phí cho người kiêm nhiệm làm công tác lâm nghiệp đối với các xã có rừng trên địa bàn tỉnh”.

Theo đó, 151 xã có 300 ha rừng trở lên được bố trí người hoạt động không chuyên trách cấp xã đang phụ trách công tác kế hoạch – giao thông – thủy lợi – nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm hoặc Phó trưởng ban Nông nghiệp xã làm công tác lâm nghiệp xã được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,3 so với mức lương tối thiếu chung còn được ngân sách tỉnh hỗ trợ phụ cấp thêm hệ số 0,2 so mức lương tối thiếu chung do Chính phủ quy định.

Trong ngày 3/7, kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Quảng Nam đã nghe tờ trình và xin ra nghị quyết về việc loại bỏ hai dự án thuỷ điện Hà Ra (thuộc thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang) và Bồng Miêu (Tam Lãnh, Phú Ninh) ra khỏi quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh.

Hiện Quảng Nam có có 32 dự án thủy điện vừa và nhỏ được phép nghiên cứu đầu tư, gồm: 8 dự án đã phát điện; 4 dự án đang triển khai thi công; 11 dự án đã tham gia ý kiến thiết kế và 9 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu. Được biết, ngoài 32 thủy điện vừa và nhỏ nêu trên, Bộ Công thương đã thẩm định, lập dự án và phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn với 10 dự án.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mới chỉ phê duyệt được quy trình vận hành của 17 hồ chứa và mới chỉ có 23 dự án thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án thủy điện của tỉnh Quảng Nam cũng đã ảnh hưởng đến 3.270 hộ dân với 14.850 nhân khẩu. Trong đó có 1.733 hộ phải di dời, tái định cư nơi ở mới vì bị ngập trong lòng hồ do các thủy điện của Bộ Công thương phê duyệt.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam thì hầu hết các hộ dân tại các khu tái định cư thủy điện đều đang ở trong tình trạng thiếu đất SX nông nghiệp. Diện tích đất mà chủ đầu tư cấp cho các hộ chủ yếu là đất làm nương rẫy nhưng số lượng đất chỉ bằng 1/4-1/3 nơi ở cũ.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.