| Hotline: 0983.970.780

"Quan" ngân hàng bị điều tra gây rúng động

Thứ Ba 28/08/2012 , 10:18 (GMT+7)

Hôm 30/5/2012, cảnh sát “mời tới làm việc” đối với ông Dương Khôn – Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc khiến dư luận nước này một phen xôn xao.

Dương Khôn, thời còn tại vị trong một lần trò chuyện cùng nông dân

Hôm 30/5/2012, cảnh sát “mời tới làm việc” đối với ông Dương Khôn – Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc khiến dư luận nước này một phen xôn xao.

>> Cuộc đời ông trùm dữ liệu internet

Thương nhân thần bí, ông là ai?

Hôm 30/5 vừa qua, ngay sau khi thông tin ông Dương Khôn bị cảnh sát mời tới để “hợp tác, cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra” bị rò rỉ trên mạng, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc vội vã ra thông cáo trấn an khách hàng.

Ban đầu, thông cáo của ngân hàng này khẳng định, ông Dương chỉ phải đến cơ quan điều tra để cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cảnh sát kinh tế.

Tuy nhiên, một ngày sau, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, vị lãnh đạo năm nay 53 tuổi đã bị các nhà điều tra của Ủy ban Kiểm tra, Kỷ luật Trung ương bắt giữ ở Bắc Kinh. 

Vụ bắt giữ diễn ra sau khi ủy ban này nhận được đơn khiếu nại về các hoạt động đánh bạc bất hợp pháp ở đặc khu hành chính Ma Cao. Những nguồn tin từ các trang mạng xã hội cho rằng, đằng sau sự vụ này còn có nhiều thông tin liên quan chính trị, kinh tế, thậm chí là đường dây “mafia kinh tế”.

Nhiều tờ báo ở Trung Quốc cho biết, các cuộc điều tra mở rộng đã phát hiện ông Dương Khôn liên quan đến những hoạt động đánh bạc, trong đó có việc sử dụng sai mục đích tiền từ tài khoản của một khách hàng.

Theo tờ Tin tức Trung Quốc, vụ ông Dương bị bắt đã làm “nổi lên” một thương nhân thần bí - ông Vương Diệu Huy. Nhân vật này được nói là có nhân thân cực kỳ phức tạp và sở hữu số tài sản ước tính lên đến hàng trăm triệu NDT. Ông Vương được biết tới như là người đã sáng lập khu thương mại quốc tế sầm uất ở khu Triều Dương, Bắc Kinh.

Thêm vào đó, công trình đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thiên Tân cũng có sự đầu tư của ông Vương. “Về mặt giấy tờ, ông Vương là chủ tịch hội đồng quản trị của Cty Trung Huy, có nhiều mối liên hệ với các ngân hàng. Rất nhiều lãnh đạo các ngân hàng có mối quan hệ thân thiết với Vương”, một nguồn tin giấu tên nói với Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc.

Vài ngày sau khi “quan ngân hàng” Dương Khôn bị bắt, “thương nhân thần bí” Vương Diệu Huy cũng bị cảnh sát bắt tại nhà riêng.

“Những thông cáo báo chí từ cơ quan điều tra có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm cực lớn. Rất có thể, các lãnh đạo an ninh kinh tế trong lực lượng công an đã có nhiều bằng chứng về “trục ma quỷ” Dương - Vương”, trang backchina, một trang báo của người Trung Quốc ở hải ngoại bình luận.

Theo những tài liệu chính thức được công khai trên báo chí Trung Quốc, thương nhân họ Vương thường hoạt động trong lĩnh vực mua bán ô tô, xây dựng, bất động sản, khoáng sản, và thậm chí còn là một nhà sưu tầm thư họa.

Trước khi bị bắt, ông Vương đứng thứ 6 trong số 10 nhà sưu tầm thư họa lớn nhất Trung Quốc. Để lọt vào Top 10, mỗi năm người sưu tập phải chứng minh được mình đã bỏ ra ít nhất... 100 triệu NDT để mua các tác phẩm thư họa, bao gồm tranh, thư pháp, vật dụng của các danh gia thư họa Trung Quốc.

"Trục ma quỷ" hay “mafia kinh tế”?

Theo báo Tài chính Trung Quốc, vụ án Dương Khôn được phanh phui do ông này bị bắt quả tang đang đánh bạc tại một Cty bất động sản ở Bắc Kinh. Trong khi đó, chủ của Cty này không ai khác chính là Vương Diệu Huy.

Cty thuộc dạng Cty con này của ông Vương thực chất mới là đơn vị nắm quyền lực và tài chính ở khu thương mại quốc tế Triều Dương, lớn nhất thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

Năm 2004, Cty này chính thức ra đời với số vốn điều lệ đăng ký lên tới 180 triệu NDT. Điều trùng hợp là cũng trong năm đó, ông Dương được cất nhắc lên vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.

Có nguồn thông tin nói rằng, trước khi ngồi ghế Phó Chủ tịch, ông Dương có nhiều năm là “sếp sòng” trong các hoạt động cho vay vốn của ngân hàng này.

Khi ông Dương và ông Vương lần lượt theo nhau vào đồn cảnh sát, nhiều luồng thông tin trên các trang mạng xã hội cho rằng: Rõ ràng, có mối quan hệ mờ ám giữa một bên là “quan ngân hàng” và một bên là chủ doanh nghiệp.

Nếu như ông Dương Khôn bị chứng minh là có liên quan đến các hoạt động đánh bạc bất hợp pháp, đây sẽ là vụ việc đình đám nhất liên quan giới chức của 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc kể từ khi các ngân hàng này bắt đầu lên sàn chứng khoán năm 2005.

Ông Vương cần tiền, và cần được hỗ trợ để có được quyền xây dựng, đầu tư vào khu thương mại quốc tế Triều Dương. Trong khi đó, ông Dương là người có thừa sức giúp vị doanh nhân có tiếng ham mê thư họa được toại nguyện.

Mảnh đất ở khu Triều Dương thuộc dạng được giới bất động sản Trung Quốc cho rằng, “các doanh nghiệp sẵn sàng đánh nhau vỡ đầu để nhảy vào”.

Gần một năm sau khi thành lập, tháng 9/2004, Cty của ông Vương thắng thầu gói xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu Triều Dương với số tiền bỏ thầu hơn 1 tỷ NDT. Đồng thời, Cty này cũng giành quyền khai thác khu trung tâm rộng 150.000m2 của Triều Dương.

Nghi án đường dây “mafia kinh tế” hiện vẫn chưa có kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, đây hẳn phải là một vụ lớn liên quan đến một khoản tiền lớn, do Dương Khôn là một quan chức cấp cao và hành động của chính quyền Bắc Kinh trong vụ này tỏ ra nhanh chóng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm