| Hotline: 0983.970.780

Người đi cùng phù sa

Thứ Năm 01/11/2012 , 10:46 (GMT+7)

Sau bốn tập thơ “Hoa trong hầm vây lấn”, “Hai phía cổng làng”, “Thời gian của đất” và “Cổng gió”, nhà thơ Hoàng Đức Chính tiếp tục ra mắt tập thơ “Đi cùng phù sa”...

Sau bốn tập thơ “Hoa trong hầm vây lấn”, “Hai phía cổng làng”, “Thời gian của đất” và “Cổng gió”, nhà thơ Hoàng Đức Chính tiếp tục ra mắt tập thơ “Đi cùng phù sa” ở tuổi 73, do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình rồi cầm súng suốt bao nhiêu năm ròng rã, vừa tham gia giải phóng miền Nam lại tiếp tục giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt, vì vậy vùng ký ức cứ sôi sục trong thơ Hoàng Đức Chính là cố hương chôn nhau cắt rốn và chiến tranh kẻ còn người mất. Trước hết và sau cùng, vần điệu của Hoàng Đức Chính vẫn phơi bày cốt cách một đứa con của nông thôn hiền hòa và mơ mộng: “Em từ đất bãi sinh ra/ Tôi từ rơm rạ cũng là người quê/ Thương nhau gió cả chân đê/ Mãi say đôi mắt lối về cũng quên”.

Không quá dụng công vào chữ nghĩa, Hoàng Đức Chính làm thơ khá nhẹ nhàng vì tâm tư chất đầy luôn chực ào ra bộn bề: “Khi ta đi trong sự chở che câu hát/ Có màu vàng óng bông lúa cánh đồng/ Mẹ ngồi với đất bùn thửa ruộng/ Người vẫn nhận ra bước chân phía cuối trời”. Trên hành trình ấy, đôi khi độc giả bắt gặp hình ảnh một người lính nhói buốt cho tiểu đội của mình sau trận Mậu Thân, mười lăm người chỉ còn lại mười người đau đáu hướng về mái tranh xưa đang đỏ lên bếp lửa ngày cuối năm: “Bìa rừng vẫn mênh mông/ Lá khô rơi xào xạc/ Mười mái đầu chớm bạc/ Mười khẩu súng lặng im”.

Trái tim người lính giữa thời bình không phải lúc nào cũng an vui. Hơn một lần Hoàng Đức Chính cồn cào vì đổi thay thế sự đảo điên: “Kẻ lừa đảo cũng com-lê cà vạt/ Cô gái làng vò võ đói vầng trăng”. Trót nặng lòng với xứ sở, thi ca đối với cựu chiến binh Hoàng Đức Chính không giấu được những phút giây sốt ruột thở dài: “Dòng sông vẫn trong như câu hát/ Mà em buông mái chèo đi về gió heo may”. Thậm chí bằng cảm nhận run rẩy, thơ Hoàng Đức Chính đặt ra câu hỏi tưởng chừng vu vơ nhưng thật day dứt: “Đất ngã tư giá bao nhiêu/ Mà tóc em hong gió chiều không còn hương bồ kết?”. Phải trân trọng cuộc sống hôm nay đến chừng nào, mới có thể buột miệng thốt lên nỗi băn khoăn khó lý giải như vậy!

Hoàng Đức Chính đến với thơ rất muộn. Ông không cầu danh vọng từ những trang viết bay bổng đắm đuối. Thơ của Hoàng Đức Chính ngổn ngang: “Nếu ngồi cùng nỗi đau/ Sẽ nhận ra cánh đồng chảy máu/ Xin đừng tin vào nước mắt/ Lũ đốt nhà có khi nào hiểu tiếng khó trẻ thơ”. Lẽ thường, người phẫn nộ với trái ngang sẽ thiết tha với cái đẹp thanh cao. Thơ Hoàng Đức Chính luôn mềm dịu đi khi nhắc đến chốn cũ những mùa lương thiện đã xa: “Vườn nhà cây bưởi không còn/ Sao hương đầu ngõ vẫn thơm ngạt ngào/ Ngày ngày tôi ghé cầu ao/ Nhặt sợi tóc trắng gửi vào khoảng không”.

Với tập thơ “Đi cùng phù sa”, Hoàng Đức Chính thêm một dịp chứng minh những thao thức chưa nguôi trong lòng một người lính cụ Hồ. Thơ giúp ông trả lời những trắc ẩn giăng mắc mỗi ngày: “Lang thang cùng với nỗi buồn/ Kẻ mua tiếng khóc, người buôn tiếng cười/ Đong sao cho hết sự đời/ Đất trời mây gió có người có ma”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm