| Hotline: 0983.970.780

Rệp muội hại thuốc lá

Thứ Năm 05/05/2011 , 10:16 (GMT+7)

Rệp muội chích hút suốt ngày đêm làm cho lá bị nhạt dần và loang lổ; mặt lá nổi u lỗi lõm, gồ ghề như bánh đa nướng, hoặc quăn queo biến dạng, héo vàng và khô rụng.

Hỏi: Ruộng thuốc lá đang lên xanh tốt thì bị một loại rệp đen bám nhiều ở mặt dưới các lá non để chích hút nhựa làm cho lá bị biến dạng, không lớn được; cây còi cọc, sinh trưởng kém, không ra được lá mới làm giảm cả năng suất lẫn chất lượng sản phẩm. Tôi đã phun một số thuốc trừ sâu nhưng không hiệu quả. Xin quí báo cho biết rõ hơn về loài rệp này và cách phòng trị hiệu quả?

(Hoàng Văn Lợi - xã Lâu Thượng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn)

Trả lời: Theo mô tả của bạn thì loài rệp đen đang gây hại trên cây thuốc lá là loài rệp muội thuốc lá có tên khoa học là Myzus persicae sulzer, thuộc họ Rệp muội Aphidae, bộ cánh đều Homoptera. Rệp thuốc lá xuất hiện rộng rãi khắp các vùng trồng thuốc lá ở nước ta. Ngoài thuốc lá, rệp muội thuốc lá còn có thể gây hại trên 300 loài cây trồng khác nhau, trong đó thường thấy trên các cây như: các loại rau họ thập tự (cải trắng, cải củ, cải xanh, cải bắp), một số cây ăn quả như đào, hồng, lê, mận…

Cách nhận biết: Rệp thuốc lá có 2 loại hình: rệp có cánh và rệp không cánh. Con trưởng thành rệp có cánh dài 1,65-2mm, màu vàng hoặc xanh trong khi cơ thể con trưởng thành rệp không cánh nhỏ hơn, dài 1,35-1,95mm, hình quả trứng, màu xanh hoặc đỏ vàng nhạt. Rệp non đẫy sức dài 10-20mm, rộng 1,5-2mm, thân màu trắng hoặc vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn. Phần ngực tương đối lớn. Đầu màu nâu, mảnh lưng ngực trước và chân ngực màu đen.

Rệp sinh sản nhanh, số lượng lớn, mức độ gây hại lớn. Khi số lượng còn ít con trưởng thành và rệp non thường tập trung 2 bên mép lá non hoặc 2 bên gân chính phía dưới lá hoặc gần cuống lá để chích hút nhựa cây. Khi số lượng rệp nhiều thì chúng bám trên nhiều bộ phận của cây: trên lá non, đọt non, nụ, đài hoa, quả non và đoạn ngọn thân non. Rệp muội chích hút suốt ngày đêm làm cho lá bị nhạt dần và loang lổ; mặt lá nổi u lỗi lõm, gồ ghề như bánh đa nướng, hoặc quăn queo biến dạng, héo vàng và khô rụng.

Các lá thuốc bị rệp hại, khi sấy bị đổi màu nâu tối, làm giảm chất lượng, phẩm cấp. Khi bị nặng, cây sinh trưởng kém, còi cọc, chồi non bị chùn lại, không lớn được, ít lá, lá nhỏ làm giảm năng suất thu hoạch. Ngoài việc chích hút nhựa cây, rệp muội còn là môi giới lây truyền một số bệnh virus nguy hiểm cho cây thuốc lá như bệnh khảm, bệnh xoăn lá…

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong điều kiện nước ta rệp muội thuốc lá có thể xuất hiện và gây hại quanh năm, trong đó tập trung nhiều khi thời tiết nắng nóng, khô hạn, ít mưa. Trong 1 năm rệp thuốc lá có thể có tới 15-17 vòng đời; phát sinh và gây hại nặng với mật độ cao vào tháng 4-5 (vụ đông xuân) và tháng 9-10 (vụ thu đông).

Biện pháp phòng trừ:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 89 ra ngày 5/5/2011)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất