| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gì ở ven biển xứ Nghệ?

Thứ Sáu 26/06/2015 , 09:44 (GMT+7)

Mảnh đất xứ Nghệ vốn rất khắc nghiệt, thế nên “trồng cây gì, nuôi con gì” cho phù hợp là cả một vấn đề.

Lên đời

Trước kia do mù mờ thông tin, thấy giá trị con tôm sú mang lại quá lớn nên nhiều hộ dân ở Nghệ An sốt sắng, lùng sục mua con giống về thả cho bằng được. Nuôi theo hình thức ăn xổi, không có sự đầu tư kỹ lưỡng nên hiệu quả không cao.

Thất bại ê chề của con tôm sú đã mở đường cho tôm thẻ chân trắng (TTCT) có điều kiện phát triển. Dù có thành công, có thất bại nhưng không thể phủ nhận TTCT đã mở hướng đi mới cho nhiều gia đình.

Toàn huyện Diễn Châu có hàng trăm hộ nuôi TTCT với tổng diện tích hơn 50 ha, tập trung chủ yếu ở xã ven biển Diễn Trung. Dưới cái nắng gay gắt, vượt quãng đường dài 40 km, chúng tôi đến nhà “vua tôm” Ngô Xuân Đại. Ngôi nhà 3 tầng bề thế được trang hoàng đầy đủ vật dụng, tiện nghi đắt tiền. “Nhờ con tôm mà gia đình tôi đổi đời, có của ăn của để, con cái được học hành đến nơi đến chốn”, ông Đại khẳng định.

Quãng chục năm trước, thấy nghề nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao nên ông Đại không quản khó khăn, lặn lội đi đến các tỉnh thành để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Khi đã có những kiến thức cơ bản, năm 2003 ông quyết định huy động, vay mượn anh em, bạn bè gần 200 triệu đồng để đầu tư nuôi trên diện tích 1,5 ha.

Kể cũng lạ, khi người người, nhà nhà thất thu hết vụ này sang vụ khác nhưng đầm tôm của ông vẫn bình yên vô sự, vụ nào bết bát lắm cũng hòa vốn chứ chưa bao giờ phải nếm mùi thất bại. Trung bình mỗi vụ gia đình ông có lãi khoảng 200 triệu đồng. 

Trên đà thắng thế, năm 2009 ông mở rộng nuôi 2,5 ha TTCT. Theo ông, nuôi TTCT dễ hơn tôm sú, quy trình nuôi ngắn, tôm có sức chịu đựng và cho sản lượng nhiều hơn. "6 năm qua, mỗi vụ gia đình tôi đều đặn thu về từ 35 - 45 tấn tôm thương phẩm, lãi ròng 700 - 800 triệu đồng, riêng năm 2003 lãi trên 1 tỷ đồng", ông Đại nói.

Khi con tôm chưa “đổ bộ”, vùng đất Diễn Trung đầy nắng và gió nhìn đâu cũng chỉ thấy đói nghèo. Chả thế mà đám thanh niên trong làng lũ lượt bỏ đi biệt xứ, ở quê chỉ có người già, trẻ nhỏ. Thành công của ông Đại tạo nên động lực lớn, thôi thúc mọi người quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

14-29-11_2
"Vua tôm" Ngô Xuân Đại

Làn sóng nuôi TTCT trên cát ở Diễn Trung đang lan tỏa mạnh mẽ, nhà ít triển khai nuôi từ 200 - 500 m2, hộ khá giả hơn thì nuôi dăm ba héc ta. Nhiều nhà trúng đậm nên chỉ sau 1, 2 vụ đã trả xong nợ vay, còn tích lũy được thêm một khoản kha khá...

Nếu như bà con xã ven biển Diễn Châu tập trung nuôi TTCT thì ở huyện Quỳnh Lưu lại phát triển nuôi ngao Bến Tre. Theo số liệu thống kê, các xã ven biển của huyện có hàng trăm hộ nuôi với diện tích khoảng 145 ha, trong đó nhiều nhất là xã Sơn Hải (87 ha), Quỳnh Thuận (33 ha), Quỳnh Thọ (21 ha)...

Khởi xướng phong trào nuôi ngao là ông Trần Ngọc Hoàng, trú tại thôn Tân Xuân, xã Quỳnh Thuận. Hơn chục năm trước, ông Hoàng liên hệ với cánh thương lái, đánh về hàng tấn ngao giống Bến Tre cho thả nuôi ở biển Quỳnh. Lúc ấy ai cũng lo ngại cho ông, chẳng chóng thì chầy ông cũng sẽ... ôm nợ.  Mặc lời bàn ra tán vào, ông cứ theo đuổi con ngao. Ngao “hợp nước” nên phát triển nhanh, lại được thị trường chấp nhận nên chẳng mấy chốc giúp gia đình ông thu khoản lợi nhuận khổng lồ.

Có vốn, vợ chồng ông tập trung đầu tư quy mô hơn. Nếu như ban đầu chỉ nuôi khoảng chục ha thì đến nay đã tăng lên 60 ha. Có năm ông thu lãi cả chục tỷ đồng, năm ngao rẻ cũng lãi vài ba tỷ.

Con ngao giờ đây đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Quỳnh Lưu. Nhiều hộ lãi to đã sắm sửa nhà lầu, xe hơi đắt tiền như hộ ông Trần Ngọc Hoàng, Thái Bá Khang, Đồng Như Nguyên...

Chính sách... cách xa

Tuy nhiên việc nuôi thủy sản cũng có thua có thắng. Đầu năm nay, khi các hộ nuôi rục rịch bắt tay vào thu hoạch thì bất chợt con ngao đổ bệnh chết trắng bãi. Chỉ vài ngày trên 2.000 tấn ngao thương phẩm ở Nghệ An thành của bỏ đi. Bao nhiêu tiền của, vốn liếng, công sức của người dân bị đổ xuống biển.

14-29-11_4
Nhiều hộ nuôi ngao lao đao vì chính sách

Theo phản ánh của bà con, đây là lần đầu tiên hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện nhưng sức càn quét của nó quá kinh khủng. “Nông dân chân lấm tay bùn đào đâu ra tiền để nuôi ngao, vì miếng cơm manh áo đành phải cầm cố nhà cửa, vay mượn ngân hàng. Những tưởng sau gần 2 năm chăm bẵm, hơn 10 tấn ngao sẽ giúp gia đình trang trải bớt nợ nần. Có ai ngờ dịch bệnh cướp sạch...”, ông Hoàng Anh (thôn 4, xã Sơn Hải) chua xót.

"Quy định hỗ trợ dịch bệnh cũng nên điều chỉnh lại, chứ như thế này nông dân sống không nổi. Thời điểm này bệnh phân trắng trên tôm đang càn quét dữ dội, năng suất sụt giảm là điều khó tránh khỏi. Nhưng bệnh này không có trong danh sách hỗ trợ. Nói nghề nuôi tôm nhanh làm tỷ phú nhưng cũng chóng "cho chân vào cùm" quả không sai", ông Ngô Xuân Đại.

Tính sơ qua, khoảng 70 - 80% số hộ không đủ sức tái đầu tư sau cơn ngao “bạo bệnh”. Hộ nuôi ít lỗ trên dưới trăm triệu đồng, hộ đầu tư nhiều thì tiền tỷ đội nón ra đi, bản thân ông Trần Ngọc Hoàng mất trên 7 tỷ đồng

“Vụ rồi thiệt hại quá lớn, gia đình tôi chỉ giữ lại được khoảng 40% diện tích. Như tôi còn có thể xoay xở, lấy chỗ này đập chỗ kia nhưng phần đa bà con không biết bấu víu vào đâu. Lúc này người nông dân cần nhận được sự quan tâm hơn lúc nào hết”, ông Hoàng nói.

Ngay đợt dịch, các hộ nuôi nhiều lần đã thống kê mức độ thiệt hại để yêu cầu hỗ trợ, nhưng đến nay đã 4 tháng vẫn chưa thấy giải quyết và đang tiếp tục... chờ.

Theo ông Hoàng, nghề nuôi thủy sản đang tồn tại nhiều bất cập. Người nông dân chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ và phải "tự bơi". Nếu tình hình không sớm cải thiện thì nhiều hộ không thể sống với nghề. Nuôi ngao phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên rủi ro là không thể tránh khỏi. Do đó cần hỗ trợ một phần để người dân đỡ thiệt...

Ông Cao Văn Huỳnh ở xóm 15, xã Diễn Trung đầu tư nuôi tôm từ năm 2011 đều thua lỗ liên tiếp. “Chẳng nghề nào nhiều rủi ro bằng nghề nuôi tôm, năm được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Người nuôi phải đối mặt với muôn vàn thách thức. Hiện gia đình tôi còn nợ ngân hàng gần 200 triệu đồng, nếu vụ này không thắng thì nguy to”.

“Vua tôm” Ngô Xuân Đại trăn trở: "Nuôi tôm 3 vụ mất, 1 vụ được vẫn có lãi, nhưng với cơ chế chính sách như hiện nay là rất khó cho người muốn đầu tư nuôi thủy sản quy mô lớn, bởi ngân hàng chỉ áp dụng cho vay lãi suất thấp với những đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách...".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm