| Hotline: 0983.970.780

Nuôi trồng thủy sản - Đa dạng đối tượng và nuôi ven bờ

Thứ Sáu 17/12/2010 , 09:41 (GMT+7)

Cá tra hiện là sản phẩm thủy sản nước ngọt chủ lực ở ĐBSCL. Trong quy hoạch phát triển cá tra đến 2020, con cá tra sẽ được định hướng phát triển tại 9 tỉnh...

Thêm đối tượng mới

Cá tra hiện là sản phẩm thủy sản nước ngọt chủ lực ở ĐBSCL. Trong quy hoạch phát triển cá tra đến 2020, con cá tra sẽ được định hướng phát triển tại 9 tỉnh, TP gồm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Như vậy, khi nước biển dâng, những vùng nuôi cá tra ở các tỉnh ven biển, nhất là những tỉnh thường bị mặn bao vây gần như toàn bộ như Bến Tre, Sóc Trăng… sẽ ra sao?

Cách đây 3 năm Cty CPXK Lâm thủy sản Bến Tre đã thành công trong việc thử nghiệm nuôi cá tra xuất khẩu trên vùng đất nhiễm mặn ở huyện Bình Đại, nồng độ mặn từ 2-4‰. Kết quả cho thấy cá sinh trưởng tốt, sau 5 tháng, tỷ lệ sống trên 90%, cá đạt trọng lượng 600-800 gam/con, chất lượng thịt trắng đạt 80%, các chỉ số khác tương đương với cá tra nuôi nước ngọt, lợi nhuận thu được 150 triệu đ/ha/vụ…

Đây là một minh chứng từ thực tế cho thấy con cá tra hoàn toàn có thể thích ứng được nhiều điều kiện nuôi khác nhau, từ nước ngọt tới nước lợ. Còn theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Cần Thơ, cá tra trong giai đoạn con giống hoàn toàn có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện nước mặn hơn nhiều, với nồng độ mặn lên tới 9‰. TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản cũng cho rằng cá tra thương phẩm đủ khả năng phát triển trong nguồn nước có độ mặn cao hơn mức 4‰, và cá tra nuôi trong nước mặn ít bị bệnh hơn nhiều so với cá tra nuôi bằng nước ngọt.

Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp cho con cá tra thích ứng với vùng nước mặn, việc phát triển những loài cá da trơn cùng họ với cá tra, nhưng từ lâu đã quen sống trong vùng nước lợ ở các cửa sông, vùng ven biển ĐBSCL cũng đang được ngành nông nghiệp bắt đầu chú ý. Điển hình trong số họ hàng cá tra sống tại vùng nước lợ là cá bông lau và cá dứa. 2 loại cá này được đánh giá là có chất lượng thịt cao hơn cả cá tra.

 TS Phạm Văn Khánh, GĐ Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ cho biết, việc nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá bông lau đã được trung tâm tiến hành từ nhiều năm nay và đã đạt được thành công. Cá bông lau thích hợp với mô hình nuôi bè ở vùng nước lợ cửa sông, mức tăng trưởng đạt khoảng 700-800 gam/con/năm. Mức tăng trưởng như vậy là chậm hơn cá tra, nhưng giá bán lại cao hơn nhiều.

 Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ đang tiến hành thuần hóa để có thể nuôi cá bông lau đạt kết quả tốt trong vùng nước ngọt. Con cá dứa cũng được các nhà khoa học, doanh nghiệp tìm cách cho sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm tại các vùng nước lợ. 2 giống cá da trơn này đang được đánh giá là những sản phẩm chủ lực trong tương lai.

Nuôi ven bờ biển

Mấy năm trở lại đây, nghề nuôi lồng bè trên biển đã bắt đầu phát triển ở tỉnh Kiên Giang. Ban đầu, sau khi đánh bắt được cá tôm biển, ngư dân giữ lại, làm lồng bè nuôi vỗ béo một thời gian rồi đem bán để được giá hơn. Dần dà, từ đó hình thành nên nghề nuôi hải sản bằng lồng bè trên biển, tập trung tại thị xã Hà Tiên, các huyện Kiên Hải, Kiên Lương và huyện đảo Phú Quốc, với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.500 ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá, nhuyễn thể có giá trị thương mại cao như cá mú, cá bớp, hải sâm…

Theo TS Nguyễn Thanh Tùng, vùng biển Tây khá kín gió, do đó có thể phát triển mạnh nghề nuôi lồng bè trên biển. Đây cũng là phương thức nuôi thích ứng với điều kiện NBD. Đến giờ, ngư dân Kiên Giang đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm nuôi lồng bè trên biển và nuôi khá hiệu quả về mặt kinh tế. Một số loài đang được nuôi lồng bè trên biển như cá mú, cá bớp cũng đã sản xuất được giống nhân tạo với chất lượng tốt ở Việt Nam. Vấn đề cần phải giải quyết là công nghệ lồng bè, đầu ra và tổ chức sản xuất.

Ở Cà Mau, đó là mô hình nuôi tôm sinh thái trên diện tích hàng ngàn ha rừng phòng hộ tại các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn… Ở Kiên Giang, mô hình nuôi sò huyết, tôm sú, cua biển… dưới tán rừng ngập mặn cũng đang phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, giúp họ yên tâm gìn giữ, bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện nay, ngư dân vẫn đang sử dụng gỗ tận dụng để làm lồng bè. Nhược điểm của lồng bè gỗ là khả năng chịu đựng sức gió không cao, tuổi thọ cũng chỉ khoảng trên dưới 10 năm. Vì thế, trong định hướng phát triển nuôi lồng bè trên biển những năm tới, ngành thủy sản sẽ đẩy mạnh ứng dụng làm lồng bè theo công nghệ Nauy, đó là sử dụng vật liệu bằng polymer. Lồng bè polymer có thể chịu đựng sức gió cấp 6-7, tuổi thọ tới 25-30 năm. Vì thế, dù đầu tư ban đầu cho mỗi lồng bè polymer lên tới 50-60 triệu đồng (lồng bè gỗ hiện khoảng 20-30 triệu đồng), nhưng về lâu dài, hiệu quả kinh tế từ lồng bè polymer là hơn hẳn.

Tuy nhiên, do mức đầu tư ban đầu cao, nên cũng cần có những chính sách hỗ trợ về tín dụng để khuyến khích ngư dân chuyển từ lồng bè gỗ sang lồng bè polymer. Đầu ra cho các sản phẩm nuôi lồng bè trên biển cũng phải được tính tới, bởi thực tế cho thấy trong thời gian qua, đã có nhiều lúc ngư dân bị thua lỗ do giá bán giảm mạnh vì thiếu người mua. Bên cạnh đó, việc tổ chức ngư dân sản xuất theo cộng đồng là rất quan trọng, bởi những khi mưa gió, ngư dân liên kết các lồng bè với nhau thì sẽ giảm được nhiều thiệt hại.

Phát triển nuôi thủy hải sản dưới tán rừng ngập mặn hay ở các bãi triều cũng là một giải pháp để ứng phó với BĐKH, NBD. Theo các nhà khoa học thủy lợi, việc khôi phục, củng cố, phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển ĐBSCL sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu sự xói lở bờ biển do ảnh hưởng NBD đang ngày càng gia tăng ở các tỉnh từ Tiền Giang đến Kiên Giang. Và để bảo vệ rừng ngập mặn, việc nuôi trồng thủy sản sinh thái dưới tán rừng ở mức độ hợp lý đang được khuyến khích ở nhiều địa phương.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm