| Hotline: 0983.970.780

Ớt SAKATA 508 "bén duyên" Yên Bái

Thứ Ba 25/12/2012 , 09:35 (GMT+7)

Lần đầu tiên TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đưa giống ớt SAKATA 508 của Nhật Bản về trồng. Mặc dù đang là trái vụ nhưng người dân vẫn háo hức với cây ớt này.

Lần đầu tiên TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đưa giống ớt SAKATA 508 của Nhật Bản về trồng. Mặc dù đang là trái vụ nhưng người dân vẫn háo hức với cây ớt này. Bởi niềm tin về cây trồng mới nhằm thay thế giống cũ đã bao năm mà chưa thể bứt phá lên nổi…

Xã Tuy Lộc ở ngoại vi TP Yên Bái là vùng đất trồng rau màu truyền thống với 235 ha đất bãi bồi ven sông Hồng phù sa màu mỡ, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn vô cùng chật vật, bởi giá rau quá rẻ, nhiều hộ bỏ ruộng hoang, chạy tứ tán khắp nơi kiếm việc làm.

Rau Trung Quốc và rau các tỉnh miền xuôi ồ ạt chiếm lĩnh thị trường càng khiến cho vùng rau Tuy Lộc thêm ế ẩm. Từ lâu câu hỏi đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền TP Yên Bái là cây trồng nào có thể thay đổi tập quán canh tác và mang lại nguồn thu lớn cho người dân, phát huy được lợi thế đất đai?

Năm 2012, Cty CP SX rau củ quả Hương Cảnh sau khi khảo sát đồng đất đã chính thức xin phép tỉnh Yên Bái trồng ớt, rau, củ quả XK theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là loại cây trồng mới, nhiều người dân e ngại không biết hiệu quả kinh tế của cây ớt thế nào, liệu có cho thu nhập hay lại như một số cây trồng khác mà người dân Yên Bái đã nếm mùi cay đắng?


Ớt SAKATA 508 trồng trong vườn nhà ông Hoàng Cao Huy

Với cam kết cung ứng giống, thuốc BVTV, kỹ thuật… cho nông dân sau đó trừ vào sản phẩm, Cty sẽ thu mua toàn bộ ớt do nông dân làm ra với giá 14.500 đ/kg. Theo tính toán, năng suất trung bình 1 sào từ 900 kg - 1 tấn quả, sau khi trừ hết chi phí người dân được thu 7,5- 8,5 triệu đ/sào. Sau vụ ớt trồng thêm một vụ rau, thì mỗi sào, tổng thu nhập từ 8,5 - 9 triệu. Như vậy mỗi ha cho thu nhập khoảng 200 - 220 triệu. So với trồng lúa, rau và các loại cây trồng khác thì thu nhập trồng ớt gấp 3 lần. Đó là điều mà nông dân Tuy Lộc chưa bao giờ dám mơ tưởng.

Tuy cam kết là vậy, nhưng ban đầu chỉ có 146 hộ ở các thôn Minh Đức, Minh Long, Minh Thành, Tân Thành, Xuân Lan, Bái Dương và Long Thành tham gia trồng ớt SAKATA 508 từ ngày 1/10/2012 với diện tích 6,5 ha. Mặc dù không phải là chính vụ, nhưng cây ớt phát triển tốt, quả ra nhiều, nếu thời tiết ấm như hiện nay chỉ khoảng 1 tuần nữa là ớt chín.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đến ngày 22/12/2012 đã có thêm 50 hộ trồng ớt đợt 2, đưa tổng diện tích ớt lên lên 8 ha. Ông Hoàng Cao Huy không giấu nổi niềm vui cho biết: "Gia đình tôi trước đây trồng ngô và rau. Ngô chăm sóc tốt cũng chỉ được thu hoạch 2-2,5 tạ/sào. Tính 2 vụ ngô và 1 vụ rau thì 4 sào đất chỉ cho thu nhập chừng 5 triệu, đấy là chưa kể chi phí giống, phân bón...

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Thành uỷ TP Yên Bái:

Dự án trồng ớt SAKATA 508 mới bắt đầu khởi động. Mặc dù là cây trồng mới theo phương pháp VietGAP, nhưng đã có gần 200 hộ tham gia. Thành phố đã quy hoạch 200 ha trồng rau, củ, quả xuất khẩu, trong đó có 70 ha trồng ớt.

Đây là bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, cần phải tìm một loại cây trồng mới có giá trị cao để thay đổi nhận thức và tư duy của người dân về SX hàng hoá. Nếu chỉ loay hoay với cây lúa, cây rau thì nông dân TP Yên Bái chẳng bao giờ khá lên được…

Còn trồng ớt Nhật theo tính toán ban đầu đã cho thu nhập 7,5 - 8 triệu đ/sào. Như vậy, trồng ớt giá trị hơn rất nhiều. Là ớt trồng trái vụ, nhưng tôi ước tính mỗi cây cho khoảng 2 kg quả, mỗi sào ước tính thu 1 tấn, chắc chắn thu nhập sẽ cao gấp nhiều lần trồng ngô và rau".

Ông Phạm Văn Tưởng, 75 tuổi, cựu chiến binh tham gia chiến đấu 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị; ông bị thương nặng do bị sập hầm và do sức ép của bom mìn. Cởi áo lính ông trở về với ruộng đồng làm người nông dân thực thụ. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn ngày ngày ra đồng làm lụng. Khi dự án trồng rau, củ quả xuất khẩu do Cty Hương Cảnh triển khai trên đất Tuy Lộc, ông là một trong số những người đầu tiên tham gia nhiệt tình nhất.

Ông cho hay: "Cứ nhìn đồng đất này với nhiều thửa ruộng bỏ hoang như thế kia đủ biết người dân ở đây không còn mặn mà với cây rau, ngô nữa. Người có sức thì đi làm thuê ngày kiếm 120-150 ngàn đồng. Mấy bố con tôi thì cứ bám lấy ruộng đồng, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất này…".

Với bản chất của người lính nói là làm, gia đình ông trồng hơn 4 sào ớt, trong đó có hơn 1 sào trồng trong vườn nhà. Chúng tôi cùng ông ra đồng, thật khó tin nổi một người đã thuộc hàng thất thập cổ lai hy nhưng ông vẫn vô cùng nhanh nhẹn xúc phân và đánh luống. Ông chỉ 2 sào ớt đang lên xanh bảo tôi: "Đầu tháng 11 có 1 đợt rét và sương mai (mưa như sương), nhiều loại rau bị thối nõn, cây ớt mặc dù không phát triển mạnh nhưng chịu được rét. Đến lúc này thì rõ ràng là được thu hoạch không còn nghi ngờ gì nữa…

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm