| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa miền Bắc

Thứ Sáu 17/04/2015 , 06:06 (GMT+7)

Nói đến phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa trên đồng ruộng các tỉnh miền Bắc trước hết phải kể đến các loại phân Đầu Trâu NPK 997, 998 và 999.

Ba loại phân này thiết kế ra để sử dụng cho lúa ở các tỉnh ĐBSCL. Chỉ mới ra đời vài năm đã chiếm lĩnh được diện tích khá lớn ở vùng đất lúa vốn thường ngập lũ hàng năm, bà con nông dân rất ưa chuộng.

Thế rồi từ năm 1995 - 1996, các chủng loại phân này có dịp chuyển ra "trình làng" ở các tỉnh miền Bắc. Kết quả khảo nghiệm cũng đã chứng minh khả năng làm thay đổi năng suất khá bất ngờ.

Nhưng do bà con quen dùng các loại phân trộn có hàm lượng dinh dưỡng thấp, có giá rẻ nên dù nông dân chấp nhận chất lượng khá tốt nhưng giá lại cao hơn các loại phân có chất lượng thấp nên vẫn còn lưỡng lự để mở rộng SX.

Không dừng lại đấy, năm sau Cty CP Phân bón Bình Điền đã trình làng 2 chủng loại phân chuyên dùng cho lúa mang nhãn hiệu Đầu Trâu lúa 1 và Đầu Trâu lúa 2, viết tắt là L-1 và L-2.

Hai chủng loại phân này từ năm 2004 đã được Cty Dịch vụ thương mại Thái Sơn chuyển giao cho bà con nông dân trồng lúa ở các tỉnh miền Bắc (L-1: 17-12-5+TVL; L-2: 18-4-22+TVL).

Ngoài các chủng loại phân nói trên, Bình Điền đã trình làng các chủng loại phân thế hệ mới là Đầu Trâu bón lót (8-12-2+TE), Đầu Trâu bón thúc (18-6-6+TE) và Đầu Trâu bón đòng, củ quả (15-4-18+TE).
Những loại phân này đều có chứa các yếu tố tiến bộ kỹ thuật mới như Agrotain, Avail hay Penac-P có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng cao hơn nên tiết kiệm phân nhiều hơn, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều bà con ở các tỉnh đã sử dụng không những cho lúa mà cả các cây màu rất có hiệu quả, phù hợp với phương thức canh tác nông nghiệp bền vững.

Loại L-1 để bón lót và thúc đẻ; loại L-2 dùng để thúc đòng, đơn giản như vậy, không cần sử dụng thêm bất cứ loại phân nào khác vẫn cho năng suất cao hơn các ruộng mà bà con sử dụng các loại phân đơn và tiền lời mang lại cũng cao hơn.

Với công thức bón do Thái Sơn đưa ra, là mức khuyến cáo chung cho cả miền, trên diện tích rộng. Với loại đất vàn cao, thành phần cơ giới nhẹ có thể thêm 2 - 3 kg phân L-1 hay 1 - 2 kg phân đạm. Những vùng trũng, lại phải giảm đi vài cân, thậm chí không cần bón đón đòng bằng phân L2 vẫn cho năng suất cao hơn ruộng bón các loại phân khác.

Ngày nay dù thị trường có quá nhiều chủng loại phân trộn, nhưng những vùng bà con đã sử dụng thì vẫn tiếp tục tin dùng như vùng Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu của Nam Định hay vùng Thanh Oai của Hà Nội.

Ví dụ, nhân dịp tác giả bài này cùng nhóm cán bộ của Bình Điền ghé thăm cánh đồng mẫu lớn của HTX Tam Hưng, xã Tam hưng, huyện Thanh Oai, được biết HTX đã dành 80 ha để làm cánh đồng mẫu lớn. Tuy thời gian chuẩn bị rất ngắn lại vướng vào mấy ngày tết âm lịch. Nhưng cán bộ xã viên đã tổ chức được 189 hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn.

Ông Chủ nhiệm HTX Kiều Văn Quy kể rằng, toàn bộ cánh đồng mẫu lớn hay cả cánh đồng chưa nằm trong cánh đồng mẫu lớn tổng cộng có 740 ha lúa cũng đều sử dụng 2 chủng loại phân L-1 và L-2 để bón cho lúa.

Riêng trong khu vực cánh đồng mẫu lớn, Cty CP Phân bón Bình Điền biếu thêm mỗi sào 3 kg phân L-2 mà không phải đạm vàng như các vùng khác ở Nam Định. Hỏi ra mới biết bà con ở đây đã ưa thích 2 chủng loại phân này đã lâu.

Cách sử dụng phân bón của HTX này vừa rất khoa học, vừa rất tiết kiệm. Cụ thể, với những chân đất vàn cao bà con bón lót 5 kg L-1, thúc đẻ cũng 5 kg L-1 và thúc đòng 3 kg phân L-2.

Còn chân đất vàn trung bình thì đợt bón thúc giảm bớt 1 kg phân L-1 nhưng thay vào đó là 1 kg phân urê. Còn trên chân đất trũng chỉ bón lót 5 kg phân L-1 và thúc đẻ nhánh 5 kg L-2 với 1 kg phân urê, không bón phân thúc đòng.

Cách bón này là do chính HTX tự rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều vụ và đạt được năng suất khá cao, hiệu quả kinh tế khá hấp dẫn. Thế là tùy theo sở thích của bà con từng vùng mà các loại phân chuyên dùng cho lúa L-1 và L-2 vẫn không những tồn tại mà được sử dụng rất hợp lý, đầy tính khoa học.

Một số nông dân khác muốn sử dụng tăng lượng đạm thì đã chọn phân Agrotain+TE thay cho phân L-1, bón lót 5 kg và bón thúc cũng 5 kg là thỏa mãn yêu cầu. Còn phân L-2 vẫn giữ để bón thúc 3 kg.

Như vậy hiện nay đã hình thành 2 nhóm phân của Bình Điền dùng cho lúa. Thiết nghĩ đây là những lựa chọn hợp lý và đã ứng dụng cho gần 400 ha cánh đồng mẫu lớn ở Nam Định và Hà Nội, thu được kết quả rất mỹ mãn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm