| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Long Việt lấy chất lượng làm đầu

Thứ Tư 27/08/2014 , 08:48 (GMT+7)

Nhiều dòng sản phẩm phân bón cao cấp NPK của Cty CP Phân bón Long Việt bón cho cây cà phê như 20-20-15, 20-10-25, 20-10-15, 16-8-19, 16-16-8, 22-5-5 đang được bà con nông dân vùng cao nguyên ưa chuộng.

Chúng tôi về xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để tìm hiểu. Bà Đoàn Thị Cậy ở ấp Thanh Xuân 1 chỉ vào vườn cây cà phê đang ra trái sum xuê trĩu cành nói: "Lúc trước tui dùng nhiều loại phân NPK lắm, đại lý chỉ cái nào mình dùng cái đó nên năng suất sau mỗi vụ thu hoạch không ổn định.

Nhưng từ năm 2011, được cán bộ kỹ thuật Công ty CP Phân bón Long Việt hướng dẫn, tui tìm mua các dòng sản phẩm NPK 20-10-15, 20-10-25, 16-8-19, 22-5-5 bón cà phê trong mùa khô, mùa mưa thấy hiệu quả mang lại rõ rệt, đó là phân dễ tan, cây cà phê xanh tốt. Nhờ phân bón Long Việt mà vụ cà phê vừa qua, gia đình thu hoạch năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha trở lên".

02-26-27_2
Nông dân Đoàn Thị Cậy, xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc bón phân NPK 20-10-15 của Cty Long Việt trên vườn cà phê của gia đình từ hơn hai năm nay

Cũng theo bà Cậy, nếu với giá cà phê bán 40 ngàn đồng/kg, thì vườn của bà cho thu nhập 200 triệu đồng, trừ chi phí chưa tới phân nửa, vẫn còn lời hơn 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Vũ, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà cho biết, 1 ha cà phê trồng bình quân 1.000 gốc, mỗi năm bón nhiều đợt tổng cộng khoảng 2 kg phân NPK/cây, như vậy 1 ha bón 2 tấn phân.

"Cây cà phê "ăn" NPK khá nhiều, nên khi bón lỡ gặp phân giả, phân kém chất lượng, vườn cây héo rụi thì chán lắm. Tui dùng phân Long Việt hai năm nay, nhận thấy cây sai trái, lá xanh giữ được lâu", ông Vũ nói.

Ông Benjamin Lukes, GĐ Cty Agmor nói: "Tôi chọn Long Việt bởi tuy đây là một doanh nghiệp quy mô vừa nhưng lại có năng lực kỹ thuật trong SX phân bón, lành mạnh về tài chính, đặc biệt là đang sỡ hữu một hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp khá tốt".

Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch HĐQT Cty CP Phân bón Long Việt vốn xuất thân con nhà nông. Bà luôn thấu hiểu được nỗi vất vả khổ cực của bà con, nên bà cùng các cộng sự trong công ty luôn nhắc nhở với nhau trong SX phân bón không chấp nhận việc làm ẩu, làm kém chất lượng.

Bà Lan chia sẻ: "Cty chúng tôi không ngừng cải tiến, nâng cấp trang thiết bị máy móc SX và nghiên cứu những sản phẩm chuyên dùng phù hợp với từng loại thổ những trên mọi vùng miền. Đặc biệt, nhờ có đội ngũ nhà khoa học làm cố vấn kỹ thuật do TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam đứng đầu, nên các sản phẩm NPK luôn đạt chất lượng và ổn định".

Để chứng minh, bà Lan đưa cho chúng tôi xem nhiều Giấy chứng nhận kiểm tra đạt chất lượng sản phẩm cho từng lô hàng NPK trước lúc đưa ra thị trường tiêu thụ. Thế nên, theo bà Trần Thị Thương, đại lý ở xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, bà rất yên tâm khi nhận hàng của Cty Long Việt để cung cấp cho bà con nông dân trong vùng.

02-26-27_1
Kết quả thử nghiệm mẫu phân NPK 16-16-8 Long Việt ngày 11/8/2014 của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (Sở KH-CN TPHCM) cho kết quả N 15,9%, P 15,9%, Kali 8,23%

“Ban đầu khi tôi đưa về các dòng sản phẩm bón cà phê của Cty như NPK 20-20-15, 20-10-25 thì còn có một số bà con nghi ngờ về hiệu quả của nó, nhưng chỉ sau 1 - 2 đợt bón đầu tiên đã mang lại hiệu quả bất ngờ nên không cần đại lý "bỏ nhỏ" mà họ rỉ tai với nhau tìm đến để mua. Hơn nữa, giá thành sản phẩm cũng phù hợp với túi tiền của bà con”, bà Thương nói.

Được biết, một hội nghị khoa học được tổ chức tại TP.HCM ngày 28/6 vừa qua do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam phối hợp tổ chức đã khẳng định hiệu quả của "bộ đôi" sản phẩm là phân đạm xanh (Urea+Neb-26) và hoạt chất sinh học (Neb 26) do Cty Agmor (Hoa Kỳ) SX và được phân phối bởi chính Cty Long Việt.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm