| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Năm Sao cho cây bưởi

Chủ Nhật 12/07/2015 , 20:50 (GMT+7)

Lợi nhuận của các nhà vườn trồng bưởi da xanh hiện nay khá lớn, theo ghi nhận thực tế, 1 ha lên tới nửa tỷ đồng là bình thường. 

Nhưng để đạt con số ấn tượng đó, chế độ bón phân và dinh dưỡng cho cây trồng mới thực sự là quan trọng.

Theo hướng dẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành (Bến Tre), chúng tôi đến tham quan vườn bưởi da xanh rộng 8.000 m2 (còn gọi là 8 công) đang cho thu hoạch của hộ nông dân Đào Văn Minh ở ấp 7, xã Qưới Sơn. Đây là một trong những nhà vườn trồng bưởi có hiệu quả cao nhờ áp dụng đúng quy trình bón phân, dinh dưỡng cho cây trồng.

Ông Minh trồng bưởi da xanh cách đây 11 năm, nhưng thật sự mang lại hiệu quả từ 5, 6 năm nay nhờ tích lũy kinh nghiệm KHKT; nhất là đầu tư phân bón đúng mức, đúng chủng loại. Năm 2010, sản lượng chỉ có 1,5 tấn bưởi/1.000 m2 (1 công) bán giá có 20 ngàn/kg, nhưng sau 5 năm, năm 2014 năng suất tăng lên 2 tấn, đạt 16 tấn/8 công đất bán giá đến 36 ngàn/kg, thu nhập tổng cộng 576 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí công lao động, phân bón, thuốc trừ sâu khoảng 80 triệu đồng, ông còn lãi ròng gần nửa tỷ. Năm 2015 với giá 43 ngàn/kg thì dự kiến thu nhập không dưới 600 triệu đồng.

"Trồng bưởi da xanh muốn tăng năng suất, chất lượng là phải bón phân cân đối đầy đủ, từ 3 năm qua tôi chỉ sử dụng loại phân Năm Sao, thấy có hiệu quả nên duy trì đến nay", ông Minh nói.

Theo chia sẻ kinh nghiệm của ông Minh, mỗi gốc bón 0,7 kg phân NPK Năm Sao, 1 tháng bón 1 lần. Các loại phân Năm Sao mà ông thường sử dụng là NPK 20-20-15+TE và 17-17-17+TE. Ngoài ra, ông còn sử dụng thêm phân hữu cơ vi sinh NaSa Smart với liều lượng 0,5 kg/gốc để làm đất tơi xốp, tăng độ hấp thu dinh dưỡng cho cây.

Ông Nguyễn Công Cảnh, tổ viên của Tổ hợp tác SX bưởi da xanh huyện Châu Thành trồng 1,5 ha, thu hoạch mỗi năm không dưới 30 tấn. Theo ông Cảnh, chỉ với giá bán 35 ngàn/kg, mỗi năm ông đã có thu nhập trên 1 tỷ đồng.

"Trong đó chi phí phân bón nặng nhất là trên 100 triệu đồng, còn thuốc BVTV và công lao động thấp hơn phân nửa. Do vậy, việc chọn lựa và sử dụng loại phân bón nào để mang lại hiệu quả là rất quan trọng cho các nhà vườn. Hiện trên thị trường có vô số dòng sản phẩm NPK được quảng cáo là chuyên dùng cho cây ăn trái, có nơi SX trong nước giá thấp nhưng cũng có hàng nhập ngoại giá cao lên tới 20 ngàn/kg. Tuy nhiên tôi vẫn sử dụng phân bón Năm Sao, đặc biệt là NPK 17-17-17+TE vì chất lượng ổn định, giá cả vừa phải", ông Cảnh nói.

KS Hoàng Quốc Việt, NM Phân bón Năm Sao giải thích thêm, NPK 17-17-17+TE đang được cải tiến với ưu điểm thành phần đạm chia làm 2 nhóm, là đạm amon và đạm nitrat để đảm bảo cho cây bốc nhanh và xanh bền. Thành phần kali trong phân bón là kali sunphat, tốt hơn cho chất lượng trái cây đặc biệt là nhóm cây có múi và sầu riêng.

Ngoài ra, còn bổ sung hàm lượng Bo, canxi cao để tăng tỷ lệ hoa cái, tăng tỷ lệ thụ phấn, hạn chế rụng trái non, đồng thời bổ sung các hoạt chất đặc hiệu giúp giảm sự thất thoát phân bón (bay hơi, rửa trôi), hạn chế việc thiếu phân giữa các lần bón để cây không bị khủng hoảng thiếu dinh dưỡng (không vàng lá và rụng trái non).

Ông Việt cũng lưu ý việc bón phân cho cây bưởi nói riêng và cây ăn trái nói chung vào giai đoạn sau thu hoạch cũng rất quan trọng nhằm giúp cây phục hồi sinh dưỡng sau một thời gian dài mang trái (4 - 9 tháng tùy cây ăn trái) và phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi cho đợt trái tiếp theo.

Các loại phân bón cho giai đoạn này là đạm và lân, nên sử dụng các loại phân NPK Năm Sao chứa nhiều đạm và lân như NPK 20-20-15+ TE hoặc NPK 19-19-9 + TE và phân hữu cơ vi sinh NaSa Smart.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm