| Hotline: 0983.970.780

Phạt con cởi trần, đội ghế quỳ hàng giờ giữa trưa

Thứ Hai 13/09/2010 , 08:01 (GMT+7)

Giữa trời nắng như đổ lửa, Cường - cậu bé 13 tuổi, không mảnh vải che thân quỳ mọp dưới đất, đội hai cái ghế đẩu trên đầu, thút thít khóc. Em bị bố mẹ phạt vì bỏ học đi chơi với chúng bạn.

Giữa trời nắng như đổ lửa, Cường - cậu bé 13 tuổi, không mảnh vải che thân quỳ mọp dưới đất, đội hai cái ghế đẩu trên đầu, thút thít khóc. Em bị bố mẹ phạt vì bỏ học đi chơi với chúng bạn.

Cường là học sinh lớp 7B trường THCS Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi, con của ông Cư và bà Cúc. Hôm 11/9, cu cậu ham chơi nên theo bạn bỏ học đi đàn đúm. Về đến nhà, cậu bé bị bố mẹ đánh đòn, phạt bằng cách cởi hết quần áo, bắt trần truồng đội ghế quỳ ngoài nắng bên cạnh chuồng bò.

Tiếng chửi mắng của người mẹ từ trong nhà vọng ra xối xả: “Mày đem hết sách vở đốt đi, rồi mặc sức mà lêu lổng”. Nhiều người trong thôn tò mò đến xem, bố mẹ Cường giận dữ: “Tôi răn đe đứa con hư đốn không cần ai can thiệp. Có trần truồng thì cũng trong nhà, chứ có chạy rông ngoài đường đâu mà mọi người lo”.

Cường phải quỳ ngoài nắng từ 11h trưa đến 13h chiều, vợ chồng bà Cúc bảo con đứng lên đi tắm. Hàng xóm thương xót cậu bé nên báo cho chính quyền địa phương can thiệp. Lập tức lãnh đạo UBND xã, Công an xã Nghĩa Dõng, có mặt tại gia đình ông Cư tìm hiểu sự tình. Cường mếu máo thừa nhận: “Em bỏ học đi chơi cùng nhóm bạn nên bị ba phạt”. Còn người mẹ phân trần: “Không lo học mà ham chơi, phải trừng phạt thì nó mới chừa. Không dọa nó, sau này đi trộm cắp thì vợ chồng tôi biết làm sao. Ba nó làm thợ hồ đi từ sáng đến tối, tôi bán rau cho đến đêm luôn. Khổ cực lo cho con mà cháu không biết nghĩ để cố học hành”.

Đại diện chính quyền địa phương ghi nhận sự việc, đề nghị bà Cúc nên kiềm chế, có cách dạy con phù hợp hơn. "Bà nên rút kinh nghiệm trong cách dạy con, không nên có hành vi đánh đập cháu tàn bạo, vì như vậy là vi phạm quyền trẻ em", đại diện chính quyền địa phương khuyên nhủ.

Bà Cúc đang lôi con con ra đánh

Những người láng giềng cho biết, không chỉ lần này mà vợ chồng bà Cúc thường xuyên có cách dạy dỗ con khá thô bạo. Chị Tiền, một hàng xóm phẫn nộ: “Con đang ở tuổi ăn, tuổi lớn vậy mà cha mẹ đánh đập tàn bạo quá. Bắt quỳ dưới nắng, dưới đá sạn, tát tai, cầm roi đánh túi bụi đến chết khiếp". Chị Tiền cho hay, năm ngoái, vợ chồng bà Cúc ông Cư còn đánh con gái đầu là Thúy Kiều đến gãy tay. Ông bà giao cho con trông coi đàn gà. Đêm nào kiểm tra gà về chuồng mà mất một con thì cũng phải cầm đèn pin đi tìm cho bằng được, không thấy thì không cho về nhà ngủ…

Ông Hải, một người láng giềng khác thì cho biết: “Hở ra là họ đánh con tơi tả rồi bắt quỳ dưới đất. Một tháng không biết mấy đứa nhỏ bị đánh bao nhiêu lần, khó mà đếm xuể".

Người hàng xóm này chia sẻ, mỗi lần nghe các cháu nhỏ nhà bên khóc vì đòn roi mà xót cả ruột. Vài lần đầu mọi người còn chạy đến can ngăn, nhưng bị vợ chồng ông Cư chửi nên sau đó không tới nữa. Hàng xóm chỉ biết ngậm ngùi thương hai đứa trẻ.

Theo tìm hiểu của PV, hồi học lớp 6 Cường chưa từng nghỉ buổi nào, lại rất chăm ngoan. Thế nhưng, mới bước vào năm học mới, Cường đã nghỉ học không phép đến một tuần.

Bà Cúc vừa tường trình với lãnh đạo xã vừa khoát tay xua đuổi không cho chụp ảnh

Hiệu trưởng trường THCS Nghĩa Dõng Bùi Trọng Hiệu lý giải: “Bước vào năm học mới đầy khó khăn, có thể do áp lực tâm lý những tuần đầu cùng với sự thiếu quan tâm của phụ huynh nên em Cường chán nản nghỉ học. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cử giáo viên đến nhà động viên em đi học trở lại; đồng thời tư vấn, bàn bạc cùng phụ huynh giải pháp giáo dục con để tránh tác động xấu tương lai cho em”.

Trao đổi với PV chiều 11/9, ông Nguyễn Đăng Động, Tổ trưởng Tổ Tâm lý - giáo dục, trường Đại học Phạm Văn Đồng cho lời khuyên: “Cường đang ở lứa tuổi thiếu niên nên có khi còn ham chơi với bạn bè. Nếu các bậc phụ huynh không có giải pháp giáo dục phù hợp sẽ dễ dẫn đến tổn thương tâm lý cho các em. Khi phát hiện con ham chơi, nghỉ học, các bậc phụ huynh càng đánh đập cho hả cơn giận thì càng dễ làm cho cháu bị sa ngã, rơi vào các tệ nạn xã hội”.

Theo ông Động, làm sao cho Cường ham thích học tập, đến trường trở lại mới là điều quan trọng nhất. "Để giúp Cường củng cố được niềm tin, ba mẹ cần đưa em sớm trở lại hòa nhập vào môi trường học tập cùng bạn bè trong lớp. La mắng, đánh đập con trong lúc này là hành vi phản giáo dục, không thể cải thiện được tình hình", ông Động khuyên.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm