| Hotline: 0983.970.780

Quản lý vốn Nhà nước, Quốc hội không thể đứng bên lề

Thứ Sáu 06/06/2014 , 09:10 (GMT+7)

Ngày 5/6, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SX, kinh doanh.

Âm hưởng từ bài học từ Vinashin, Vinaline khiến phiên họp trở nên sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp từ các ĐBQH.

QH phân bổ vốn, giám sát đầu tư

Phát biểu tại hội trường, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng dư luận xã hội đang bức xúc về việc quản lý vốn Nhà nước còn kém hiệu quả, nảy sinh tham nhũng.

“Nếu số tiền thất thoát lãng phí hàng trăm ngàn tỉ như Vinashin, Vinaline mà chuyển sang đóng tàu sắt cho ngư dân thì chúng ta có hàng chục ngàn con tàu sắt hoạt động tại biển Đông”, ông Hùng nói.

Để thắt chặt quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các DN, ông Hùng đề nghị quy định rõ trách nhiệm đối với chủ thể quản lý sử dụng vốn Nhà nước và có chế tài đủ mạnh khi xảy ra thất thoát để tránh trường hợp khi xảy ra sự việc thì chỉ có lãnh đạo DN chịu trách nhiệm mà chủ thể quản lý thì vô can.

Đề cao vai trò của người đại diện nhân dân trong việc thực hiện giám sát, quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước (là tiền của nhân dân), ông Hùng cũng đề xuất nên quy định thẩm quyền của QH trong việc phê duyệt bố trí sử dụng vốn của các DN 100% vốn Nhà nước định kì hằng năm đồng thời phải có cơ chế giám sát QH thông qua Hội đồng Dân tộc.

Cùng quan điểm này, ĐB Trần Văn (Cà Mau) nhấn mạnh nội dung dự thảo Luật phải chặn cửa “thoát hiểm” để các đại diện sở hữu vốn Nhà nước trở thành vô can khi những đổ vỡ, mất mát nghiêm trọng xảy ra.

“Luật có bịt được lỗ hổng này không? Nếu không làm việc này thì khó có thể khắc phục được việc thất thoát”. Ông Văn cũng thẳng thắn bày tỏ bất đồng với quy định về thẩm quyền bổ sung vốn của Chính phủ vào các DN. Theo ông, bổ sung vốn đầu tư vào DN từ ngân sách nên thuộc thẩm quyền của QH.

Thị trường không làm, Nhà nước mới làm

Theo ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng), DN 100% vốn Nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng, thực sự cần thiết để tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, đối với những lĩnh vực không quan trọng thì chỉ nên tham gia đầu tư dưới dạng cổ phần để bảo đảm cạnh tranh công bằng theo quy luật thị trường.

Nội dung luật cần phải tập trung vào giải quyết các mối quan hệ Nhà nước với người đại diện vốn chứ không cần quan tâm đến loại hình DN nhiều. Về quan điểm quản lý, giao trách nhiệm cho người đại diện vốn, ông Nam đề xuất luật nên quy định Chủ tịch HĐTV phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nhưng cũng nên giao toàn quyền bởi cơ quan đại diện sở hữu vốn Nhà nước vẫn nắm quyền giám sát đầu tư, phê duyệt kế hoạch nên DN bị chi phối và không thực sự là chủ thể độc lập.

Không hẳn đồng nhất với ý kiến trên, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) quyết liệt bác bỏ việc đầu tư chạy theo thị trường. Ông Lịch cho rằng ngân sách Nhà nước chỉ nên đầu tư vào những việc mà thị trường không làm: đầu tư công ích, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng… Còn những việc mà thị trường đã làm được thì Nhà nước nên “buông” hẳn. Đối với các loại hình đầu tư bằng ngân sách cũng cần phải xem xét kĩ và quy định chặt chẽ đầu tư trong lĩnh vực nào với loại hình nào.

“Loại hình Cty TNHH thì chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn nhất định, không thể phù hợp với những lĩnh vực quan trọng”, ông Lịch nói. Ngoài ra, ông Lịch đề nghị cần làm rõ từng loại hình DN Nhà nước 100% vốn và 51% vốn bởi sẽ liên quan đến định hướng lĩnh vực đầu tư. Trường hợp các DN nắm giữ 51% vốn Nhà nước có tới 49% vốn của các cổ đông thì không thể đầu tư công ích mà không tính tới lợi nhuận.

Siết chặt huy động vốn

Quan tâm đến khía cạnh huy động và sử dụng vốn huy động của các DN Nhà nước, ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) góp ý nên siết chặt quy định về huy động vốn hơn nữa bởi dự thảo Luật quá thông thoáng, dễ dãi sẽ dẫn tới việc DN huy động vốn và sử dụng vốn sai mục đích và hậu quả vẫn để lại cho ngân sách gánh chịu.

ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) lại đề cập sâu hơn đến hiệu quả hoạt động của các DN sử dụng vốn Nhà nước vì lâu nay cho dù được hưởng đủ mọi ưu ái thậm chí độc quyền nhưng các DN Nhà nước thường báo lỗ hoặc cùng lắm thi thoảng có lãi nhưng lãi không đáng kể, chỉ để hoàn thành nhiệm vụ. Ông Vẻ cho rằng DN Nhà nước cũng cần phải kinh doanh theo cơ chế thị trường, tỉ suất lợi nhuận bình quân ít nhất cũng phải bằng lãi suất bình quân.

“Luật cần quy định rõ DN Nhà nước phải lợi nhuận bao nhiêu phần trăm thì hoàn thành nhiệm vụ. Phải xem xét hiệu quả ở đâu, đến mức nào chứ không nói chung chung là hiệu quả. Nếu lợi nhuận đạt 1-2% vẫn coi là hoàn thành nhiệm vụ thì không cần đầu tư”, ông Vẻ bày tỏ quan điểm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm