| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh: Chuyển nông thôn mới từ lượng sang chất

Thứ Năm 14/12/2017 , 08:01 (GMT+7)

Theo Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, năm 2017, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM. Tính đến tháng 6/2017 các địa phương đăng ký xã về đích là 17 xã trên địa bàn 8 địa phương, tăng 6 xã so với kế hoạch.

Với mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới (NTM) Quảng Ninh theo hướng chuyển từ “lượng sang chất”, đảm bảo thực hiện liên tục, lâu dài, gắn triển khai xây dựng NTM với chủ đề công tác năm 2017 nhằm phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật của các cấp các ngành, năm 2017, chương trình xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

14-58-12_img_5445
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh được người tiêu dùng tín nhiệm

Theo Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, năm 2017, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM. Tính đến tháng 6/2017 các địa phương đăng ký xã về đích là 17 xã trên địa bàn 8 địa phương, tăng 6 xã so với kế hoạch.

Một số tiêu chí quan trọng có tỷ lệ các xã hoàn thành cao như: Thu nhập bình quân đầu người có 17/17 xã đạt; Tỷ lệ hộ nghèo có 16/17 xã đạt; Lao động có việc làm 17/17 xã đạt; Hình thức tổ chức SX có 14/17 xã đạt. Các tiêu chí về quy hoạch, thủy lợi, điện, truyền thông, thu nhập, lao động có việc làm, giáo dục, y tế, an ninh đều có 17/17 xã đạt (so với đầu năm là không có tiêu chí nào ở cả 17/17 xã đạt)…

Đặc biệt, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí được Trung ương công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, nâng tổng số cấp huyện đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM lên 4 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều và Cô Tô), đạt 31,7%.

Hưởng ứng phong trào năm 2017, các DN trên địa bàn đã tích cực hỗ trợ thực hiện chương trình bằng hình thức hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu; người dân đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, cây trồng, vật kiến trúc và đầu tư vốn phát triển SX, xây dựng và sửa chữa nhà ở… Tổng nguồn lực đầu tư xây dựng NTM khoảng 13.046,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020 của tỉnh Quảng Ninh được Bộ NN-PTNT đánh giá rất cao, đã trình Chính phủ để nhân rộng ra trong toàn quốc. Quảng Ninh có 54 sản phẩm OCOP được đánh giá và xếp hạng sản phẩm từ 3 sao trở lên (vượt 39 sản phẩm so với kế hoạch), trong đó có 3 sản phẩm đạt 5 sao, 31 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nội dung xây dựng NTM ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức; công tác chỉ đạo triển khai ở một số cấp ủy chưa thực sự quyết liệt, thiếu sâu sát, nhất là trong việc phân công, kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ được phân công và tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn; công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện Chương trình tại địa phương, cơ sở của một số Sở, ban, ngành chưa thực sự chủ động, thường xuyên; việc bố trí nguồn vốn xây dựng NTM ở cấp xã còn nhiều bất cập, nặng về đầu tư hạ tầng, chưa có nhiều dự án phát triển SX...

Mục tiêu năm 2018, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu có thêm ít nhất 12 xã đạt chuẩn xây dựng NTM; 100% số xã đạt chuẩn NTM triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu; phấn đấu có thêm ít nhất 100 thôn xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu; toàn tỉnh có thêm 1.000 hộ tham gia xây dựng “vườn mẫu”.

Năm 2018 phấn đấu có 3 xã được đưa vào danh sách xem xét thẩm định công nhận hoàn thành Chương trình 135;  tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Chương trình OCOP, lựa chọn 1-2 sản phẩm tiêu biểu để tập trung phát triển; phấn đấu có thêm ít nhất 15 sản phẩm được cấp từ 3 sao trở lên.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018: xã khu vực I đạt tối thiểu 45 triệu đồng/người/năm; xã khu vực II,I II đạt tối thiểu 30 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,3-0,7% trong năm 2018.

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho rằng, tuy đạt những kết quả tích cực, song NTM Quảng Ninh vẫn còn nhiều việc phải làm. Liên quan đến chỉ đạo tập trung SX, ông Hậu giao Sở NN-PTNT phát triển vùng SXNN tập trung, sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường; hình thành các tổ chức SX, các hộ liên kết với nhau thành lập HTX, DN để giúp bà con nông dân được hưởng nhiều quyền lợi trong phát triển kinh tế nông nghiệp, qua đó góp phần phát triển, nhân rộng mô hình, tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho các hộ gia đình.

“Cần ứng dụng KH-CN vào phát triển SX nông nghiệp là khâu then chốt, đây cũng là một trong những trọng tâm xây dựng NTM, mô hình tổ chức SX phải kiên trì, SX phải gắn với ứng dụng công nghệ và đầu ra cho nông sản”, ông Hậu nói.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.