| Hotline: 0983.970.780

Ruồi đục lá hại rau

Thứ Năm 18/11/2010 , 10:32 (GMT+7)

Ruồi đục quả chỉ gây hại trên quả của nhiều loại cây ăn quả; ruồi đục lá chỉ chuyên gây hại trên lá bánh tẻ của một số loại rau...

Dòi đục lá hại hành
Hỏi: Tôi nghe nói nhiều đến ruồi đục quả hại cây ăn quả chứ không biết đến một loài ruồi đục lá hại rau như một số người thường nói. Có phải ruồi đục quả cũng hại cả trên lá của các loại rau? Cách nhận biết và phòng trị ruồi đục lá như thế nào cho có hiệu quả?

Hoàng Thị Thanh Phương (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội)

Trả lời: Hai loài ruồi mà bạn đề cập trong thư hoàn toàn khác nhau. Ruồi đục quả chỉ gây hại trên quả của nhiều loại cây ăn quả; ruồi đục lá chỉ chuyên gây hại trên lá bánh tẻ của một số loại rau. Ruồi đục quả không gây hại trên lá cây rau và ngược lại.

Cách nhận biết:

- Ruồi đục quả: là loài côn trùng thuộc họ Tephrididae, bộ Diptera, trong đó có nhiều loài nhưng đặc trưng là các loài sau đây: Bactrocera cucurbitae hại bầu bí, Dacus dorsalis hại cam quýt, Bactrocera dorsalis hại táo, ổi, hồng và nhiều cây ăn quả khác. Con trưởng thành (Dacus dorsalis) là loài ruồi nhỏ hơn ruồi nhà (Musca dormestica). Nhìn bề ngoài ruồi đục quả hơi giống con ong nhưng thân ngắn hơn, mình màu nâu vàng.

Con cái dùng râu để chọn những quả sắp chín rồi quay đít cắm vòi đẻ trứng chích sâu vỏ quả để đẻ một ổ trứng (khoảng 5-10 quả) vào phần thịt quả. Sau ít ngày trứng nở thành sâu non (gọi là dòi do đó còn có tên là dòi đục quả) màu trắng ngà, không có chân, ăn thịt quả, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây thối quả.

- Ruồi đục lá hại rau còn có tên là dòi đục lá hay sâu vẽ bùa (vì sâu non (dòi) sau khi nở ra đục ăn phần thịt lá, thải phân ra tạo thành những đường ngoằn ngoèo màu trắng dưới lớp biểu bì như hình lá bùa).

Ruồi đục lá thuộc họ Agromyzidae, bộ Diptera, phổ biến 3 loài Liriomyza: L. trifolli, L. sativae và L. Bryoniae, với các đặc điểm: trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 1,5mm, màu đen có vệt vàng trên ngực. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy, ruồi đục lá Liryomyza trifolia gây hại trên nhiều loại rau và xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng nhưng phát triển mạnh trong các tháng vụ đông xuân vào giai đoạn 20-25 ngày và 40-45 ngày sau gieo, gây hại chủ yếu ở các lá bánh tẻ, không hại những lá non đang phát triển.

Các cây bị ruồi hại nặng nhất gồm có: cần tây, cà chua, hành lá, bầu bí, đậu cô ve, đậu đũa, mướp, dưa hấu. Ruồi cái dùng gai đẻ trứng tạo thành những lỗ thủng nhỏ trên lá rồi hút nhựa cây hay đẻ trứng vào trong lá qua những lỗ thủng này. Những lỗ này thường để lại những đốm trắng trên bề mặt lá. Con đực trưởng thành không có gai đẻ trứng, không thể tự kiếm ăn được nên chúng chỉ hút nhựa cây từ những lỗ do con cái tạo ra.

 Dòi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm dẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, phát sinh, phát triển và gây hại làm rụng lá, chết cây.

Biện pháp phòng trị ruồi đục lá hại rau:

Ruồi có tốc độ sinh sản nhanh, khả năng lây lan mạnh, có tính kháng thuốc cao nên việc phòng trị gặp rất nhiều khó khăn. Muốn phòng trị được đối tượng gây hại nguy hiểm này có hiệu quả bà con cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp sau đây:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch và đưa ra khỏi ruộng để tiêu hủy, tránh lây lan từ các loài cỏ lá rộng (ký chủ phụ) một tháng trước gieo trồng các loại rau. Luân canh với các loại cây trồng khác họ, đặc biệt là lúa nước. Có thể trồng xen đậu với bắp, khoai lang. Ngắt và hủy bớt những lá bị ruồi đục để giảm bớt nguồn sâu trên đồng ruộng.

- Dùng bẫy dính màu vàng để bẫy ruồi trưởng thành rất có hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện, có biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời.

- Hạn chế phun thuốc hóa học để bảo vệ thiên địch của ruồi đục lá; chỉ phun thuốc khi mật độ sâu non khoảng 2-3 con/lá, khi cây còn nhỏ và 5-7 con/lá khi cây đã lớn; nên phun đều, tập trung trên bề mặt lá với những loại thuốc có tính thẩm thấu và nội hấp cao, mau phân hủy như dầu khoáng SK99 hoặc kết hợp với Netoxin 18SL (pha 20cc SK99+ 25cc Netoxin/8 lít) hay Saigon 50EC pha với dầu khoáng SK99 (giảm 1/2 liều khuyến cáo), phun định kỳ 7-10 ngày/lần, đảm bảo thời gian cách ly an toàn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm