| Hotline: 0983.970.780

Sốc với giá hoa tết

Thứ Hai 24/01/2011 , 10:55 (GMT+7)

Phải chăng do năm nay thời tiết miền Bắc rét đậm, rét hại kéo dài nên càng sát tết, hoa các loại trở nên đắt như vàng.

Phải chăng do năm nay thời tiết miền Bắc rét đậm, rét hại kéo dài nên càng sát tết, hoa các loại trở nên đắt như vàng.

Dạo quanh thị trường hoa tết những ngày này, điều dễ nhận thấy là hoa lan vẫn được coi là nữ hoàng kiêu sa và quyến rũ trong muôn loài hoa. Chính vì vậy, giá hoa lan luôn đắt. Đặc biệt ở các quầy bán lan Hồ Điệp được nhiều người ưa chọn. Nếu như năm ngoái trung bình khoảng 700.000 đồng/cành hoa lan Hồ Điệp thì năm nay, một chậu hoa Lan Hồ Điệp khoảng 5 bông có giá xấp xỉ 7 triệu đồng. Hay chậu hoa ba cành giá “bèo” nhất cũng là 1.750.000 đồng.

Theo cô bán hoa lan tại sân Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, giá lan năm nay đắt gấp 2-3 lần mọi năm và chủ yếu là lan nhập khẩu từ Hà Lan. Tại cửa hàng này, có một chậu hoa lan Hồ Điệp khoảng 12 cành, ghi giá lên tới 62.500.000 đồng/chậu (xấp xỉ 2 cây vàng hiệu SIC). Còn những chậu hoa khác cũng với giá trung bình khoảng 6.450.000 đồng/chậu 4 cành lan Hồ Điệp. Thấy chúng tôi không tin  vào giá ghi trên chậu lan đó, cô bán hàng tủm tỉm cuời: "Đúng giá đấy! Năm nay lạnh quá, hoa lan Tam Đảo, Đà Lạt cực hiếm nên công ty em phải nhập khẩu hoa từ Hà Lan về nên giá rất đắt".

Tiếp sau lan Hồ Điệp là địa lan, giá trung bình mỗi cành khoảng 2,5 triệu đồng/cành, mà muốn có một chậu địa lan tàm tạm thì cũng phải mất 5 cành. Nhiều khách vào xem 'chợ lan" chép miệng: "Chắc chỉ có đại gia hoặc doanh nghiệp thành đạt mới dám chơi lan tết này!"

Bên cạnh các loài hoa truyền thống, thị trường hoa tết năm nay cũng xuất hiện nhiều loại hoa lạ nhập khẩu. Tại siêu thị Big C, anh Nam, chủ bán hoa cho, đây là năm đầu tiên loại quả Ngũ đại đầu đường có mặt tại Hà Nội, với giá bán trung bình từ 7,5 triệu đến 10 triệu đồng/thuyền hoa. Trung bình mỗi thuyền có khoảng 500 quả. Anh Nam cho hay, tuy mới có tại Hà Nội nhưng nhiều người đã đặt hàng anh từ gần hai tháng trước. Quả này không phải chăm sóc gì cả , xếp thành những chiếc thuyền đặt trên bàn thờ. Theo thuyết phong thủy, nhà nào có thuyền Ngũ đại đầu đường trong nhà thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc nên bán khá chạy. Ngoài ra, hoa lan vương tết năm nay cũng lần đầu tiên có mặt Hà Nội, hoa có màu đỏ rực,  giá 800.000 đồng/chậu gồm ba khóm hoa. Hay hoa Lan quân tử, hoa chỉ có màu duy nhất là màu tím Huế, giá mỗi chậu từ 2,5 – 5triệu đồng. Người chơi chỉ cần chăm đơn giản, mỗi ngày tưới ít nước vào buổi sáng có thể chơi được gần 2 tháng...

Dọc trên đường Hoàng Hoa Thám, những người sành chơi hoa, năm nay cũng thấy xuất hiên loại 'đào lạ" - cây đào Tàu. Tại cửa hàng 456 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, gần bốn chục chậu hoa đào đỏ (thứ hoa Trung Quốc nhập về) được xếp kín cửa hàng. Theo chị Mai, chủ cửa hàng cho biết, trung bình mỗi gốc đào Tàu có giá 250.000 đồng - 650.000 đồng. Năm nay thời tiết lạnh, đào không nở được nên nhiều người chuyển sang chơi đào Tàu. Đào Tàu có dáng nhỏ xinh, có thể để bàn và thích hợp với nhà có diện tích nhỏ nhắn. Ngoài ra, hoa đào Tàu có thể chơi lâu hơn đào Việt Nam mà lại không tốn công chăm sóc. Mỗi ngày người chơi chỉ cần vẩy ít nước lên lớn cỏ nhân tạo được chèn quanh gốc đào có thể giữ giữ ẩm được cả ngày. Cũng theo chị Mai, năm ngoái đào Tàu chỉ có hai màu là màu đỏ và hồng, nhưng năm nay, đã có thêm hoa đào màu trắng.

Chơi hoa ngày tết, ấy là một cái thú thanh tao, sang trọng. Thế nhưng thú chơi đó dường như ngày càng bị gián đoạn bởi danh giới của sự giàu- nghèo ngày càng rõ rệt. Thêm vào đó giá hoa tết năm nay đắt quá, nhiều gia đình có thể phải "cắt bớt" thú chơi này.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm