| Hotline: 0983.970.780

Sơn Hòa qua 5 năm xây dựng NTM

Thứ Ba 21/02/2017 , 13:15 (GMT+7)

Về huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên những ngày sau tết, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)...

10-21-29_10341662_1559052597647810_2725620255813691535_n
Cán bộ xã Sơn Hội tham gia làm đường bê tông với người dân
 

Về huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên những ngày sau tết, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM): bộ mặt nông thôn thay đổi; kinh tế-xã hội ngày một phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên.

Thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng NTM, huyện Sơn Hòa còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: số tiêu chí đạt thấp, nhiều người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của chương trình mang lại nên còn thờ ơ và có tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng.

Nắm bắt được thực tế này, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Sơn Hòa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều nội dung phong phú, đa dạng; phát động phong trào thi đua toàn dân chung sức, chung lòng tham gia xây dựng NTM trên toàn huyện. Trong đó, chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình và cách làm hay, sáng tạo.

Cùng với việc lập đề án quy hoạch, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở đã kiện toàn bộ máy chỉ đạo; tổ chức nhiều hội nghị để bàn giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn; thực hiện cơ chế huy động vốn ưu tiên lồng ghép các chương trình để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng; tích cực huy động nội lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hóa, mở rộng các tuyến đường, tu sửa, xây mới trụ sở làm việc và nhiều công trình khác.

Song song với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, các địa phương đã vận động bà con mạnh dạn đưa các loại cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên vào sản xuất đại trà; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích.

Đến nay, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả, điển hình như: mô hình phát triển bò lai ở xã Sơn Nguyên; mô hình phát triển cao su tiểu điền ở xã Sơn Xuân; mô hình cải tạo vườn tạp ở xã Sơn Định đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Ông Đào Duy Linh– Phó Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Sơn Hòa cho biết: “Có thể nói, qua 5 năm xây dựng NTM, cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch và đề án xây dựng NTM. Kết quả, đến nay huyện Sơn Hòa có 1 xã đạt 19/19 tiêu chí; 1 xã đạt 16/19 tiêu, các xã còn lại đạt từ 6 đến 13 tiêu chí”.

Được tỉnh chọn là xã điểm, về xã Sơn Nguyên (Sơn Hòa) vào những ngày này mới cảm nhận được hết những kết quả mà chương trình xây dựng NTM mang lại. Các tuyến đường liên thôn được bê tông hóa rộng rãi, sạch đẹp; nhà văn hoá các thôn đã cơ bản được hoàn tất khang trang. Ông Cao Xuân Khoa –Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Sơn Nguyên cho biết, bà con đồng long góp công, góp của xây dựng NTM vì ai cũng hiểu rằng chương trình làm cho dân, người dân trực tiếp hưởng lợi.

Ông Ma Tiêu–một người dân xã Sơn Hội cho hay: “Từ khi tiến hành xây dựng NTM, xã Sơn Hội đã thay đổi hoàn toàn. Mới ngày nào, Sơn Hội còn là một vùng quê khó khăn, vậy mà hôm nay cuộc sống sôi nổi, nhộn nhịp với những con đường rộng thênh thang, xe cộ qua lại tấp nập, nhiều công trình, nhà cao tầng mái ngói đỏ au liên tiếp mọc lên làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, khởi sắc”.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm