| Hotline: 0983.970.780

Sống thử và những "chiêu" tinh vi

Thứ Hai 25/01/2010 , 14:22 (GMT+7)

Xa rồi cái thời chàng và nàng sống cùng một dãy nhà trọ, mỗi người thuê một phòng, và phải "gặp nhau" thậm thụt vì sợ hàng xóm biết... Giới trẻ ngày nay càng tinh vi hơn với các chiêu sống thử.

Xa rồi cái thời chàng và nàng sống cùng một dãy nhà trọ, mỗi người thuê một phòng, và phải "gặp nhau" thậm thụt vì sợ hàng xóm biết... Giới trẻ ngày nay càng tinh vi hơn với các chiêu sống thử.  

Ảnh minh họa

Từ nhà trọ...

Giờ đây, các khu nhà trọ cũng không phải khó chịu vì lối sống thử quá lộ liễu của nhiều cặp đôi như trước. Thay vào đó, người ta lại phát hiện ra một hướng sống mới cho các đôi trẻ đã và đang yêu thời bấy giờ. Vẫn thuê nhà ở cùng bạn bè, chỉ thi thoảng bạn cùng phòng vắng nhà, một trong hai người sẽ trở thành khách trọ qua đêm ở phòng của người kia.

Điển hình cho kiểu sống chung "biến tướng" này là Nam và Nhung. Nhung quê ở Nam Định, phải lên Hà Nội trọ học nhưng khổ nỗi, trên thành phố này, nhà cô có khá đông bà con, anh em. Ngay từ khi mới lên nhập học, mẹ Nhung đã đưa con gái đến gửi gắm cho một bà chị họ, cũng học ở Hà Nội được hơn 1 năm rồi. Và thế là, Nhung ở với chị từ ngày đó.

Dù yêu Nam đã gần 2 năm nay và nhiều lần, Nam ngỏ ý muốn cô về sống chung để tiện đường chăm sóc cho nhau nhưng Nhung cũng sợ. Dù muốn, Nhung cũng không dám công khai sống thử với Nam bởi vì "nếu một ngày mẹ em lên mà biết được như thế, mẹ sẽ không để yên cho em. Có thể em sẽ phải bỏ học theo mẹ về quê đấy. Mẹ em nguyên tắc lắm".

Dường như, trong cái khó lại “ló cái khôn". Đang lúc Nam tiu nghỉu, Nhung nảy ra sáng kiến "Anh cứ ở cùng bạn đi. Chị em cũng hay đi công tác, thi thoảng anh qua cũng được. Hoặc lúc nào bạn anh về quê thì em lại đến. Như thế, vừa không bị đàm tiếu, có phải là vẹn cả đôi đường không". Nghe thế, Nam cũng tươi tỉnh lên phần nào.

Thế rồi từ đó, lúc thì Nhung đến, khi thì Nam sang, miễn sao là mọi người trong phòng đều đi vắng hết. Hễ chị họ có dịp đi công tác là Nhung lại mon men tìm hiểu lịch trình, rồi í ới báo cho Nam biết. Nam đến chơi rõ muộn, đợi khi mọi người trong xóm trọ đã đi ngủ hết mới rón rén dắt xe vào. Sáng ra, mọi người chưa dậy đã thấy Nam dắt xe ra ngoài, cứ như vừa mới đến vào lúc sáng sớm. Cũng có hôm, Nam đi xe ôm đến vào lúc khá khuya, Nhụng lại phải ngó trước nhìn sau, để chắc chắn không bị ai bắt gặp rồi mới ra mở cửa cho người yêu vào. Nếu chị họ về có nghe phong thanh điều gì, Nhung lại gạt đi “Đấy là mọi người ngủ sớm không biết, chứ tầm 11h là Nam về mà”.

... Ra nhà nghỉ

Cũng yêu nhau hơn 1 năm nhưng Hoàn và Quân lại ở xa nhau đến cả trăm cây số. Nếu đi ô tô, ít nhất cũng phải mất 2 tiếng đồng hồ. Mỗi người một nơi, mỗi đứa một việc, có muốn sống thử, góp gạo thổi cơm chung cũng khó. Thế là mỗi lần chàng và nàng đến thăm nhau, điểm đến cuối cùng của họ lại là... nhà nghỉ.

Đã bao nhiêu lần thông báo là về nhà Quân chơi, thăm gia đình Quân nhưng hơn 1 năm yêu nhau, cô thậm chí còn chưa biết nhà người yêu ngang dọc thế nào. Bởi vì nói là nói vậy để che mắt mọi người, chứ thực tế, về quê Quân mấy lần, hai người toàn tranh thủ thuê nhà nghỉ "sống thử". Nhiều lần Hoàn tỏ ý ái ngại nhưng Quân lại động viên: "Không sao đâu, không về lần này thì lần sau, còn dài mà, em lo gì. Bọn mình ở xa nhau, thời gian gặp nhau ít thì phải tranh thủ thời gian ở bên nhau chứ". Rồi Quân trình bày sơ qua về gia đình mình để Hoàn tiện đối phó nếu có ai hỏi đến.

Rồi mỗi khi Quân lên Hà Nội thăm người yêu, họ cũng vào nhà nghỉ vì "về nhà trọ của Hoàn còn có thêm mấy cô bạn cùng phòng nên không tiện lắm". Thế là cứ thi thoảng, Hoàn lại cáo vắng nhà vài hôm với lý do "qua nhà con bạn thân cùng lớp".

Cứ thế, dần dần thành quen. Nhiều lần Hoàn muốn thay đổi nhưng nghe Quân dỗ ngon dỗ ngọt nên đành gật đầu đồng ý. Và tình yêu của họ là cả một chuỗi hành trình với điệp khúc “gặp nhau - vào nhà nghỉ” cứ lặp đi lặp lại hơn một năm nay.

Và khi chuyện bại lộ

Dù có tinh vi đến mấy, khéo léo giấu kỹ đến mấy thì "cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra". Cẩn thận như Nam và Nhung, cứ tưởng họ sẽ giấu nhẹm được mọi chuyện, cả hai vẫn hí hửng về chiến công của mình. Nhưng thói đời "vải thưa không che nổi mắt thánh".

Có lần, gần 2h sáng, bà chị họ chợt trở về bất ngờ không báo trước vì "sẵn có xe quen nên chị đi nhờ về luôn, còn không thì đợi ngày mai đi tàu". Kế hoạch thay đổi và chị cũng không gọi điện báo nên Nhung vẫn đinh ninh ở cùng Nam thêm một tối nữa "ngày mai chị em về rồi". Đến lúc nghe tiếng chị gọi cửa, cả hai mới hoàng hồn. Bị chị bắt quả tang, Nhung chẳng còn đường chối cãi. Tuy chị không nói gì nặng lời, cũng không mách mẹ nhưng Nhung và Nam đều cảm thấy xấu hổ, chỉ muốn chui xuống đất cho xong.

Còn Hoàn và Quân, cứ tưởng xa nhà thì sẽ không ai bắt gặp, không ai biết nhưng quả thực "đi đêm lắm có ngày gặp ma". Có lần, đang lúi húi dắt xe từ nhà nghỉ ra, Nam gặp ngay cô giáo cũ hồi cấp 2. Hóa ra nhà cô ở gần đó và cô đi tập thể dục ngang qua. Vừa chào cô, mặt Quân cứ đỏ bừng lên vì nhà nghỉ ngay sát đường, dắt xe từ đó ra, lại đi cùng bạn gái nên chả trốn vào đâu cho thoát. Dù cô giáo tế nhị và chẳng hỏi han gì nhiều, nhưng Quân cũng một phen muối mặt vì ngượng.

(Theo Zing)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm