| Hotline: 0983.970.780

Sống trên kho thuốc độc

Thứ Tư 19/03/2014 , 10:19 (GMT+7)

Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có nhiều ngôi làng sống chung với những kho đựng thuốc trừ sâu và đã có nhiều người chết vì căn bệnh ung thư.

LO SỢ

Người dân xóm 10, xã Nghi Thịnh không nhớ trường hợp đầu tiên trong xóm bị chết vì căn bệnh ung thư xảy ra từ bao giờ. Họ chỉ nhớ gần đây có hàng chục người chết và số người bị ung thư ngày một tăng lên. Riêng 3 năm qua, xóm 10 có đến 9 người chết vì ung thư, có thời điểm 1 tháng 4 người chết vì ung thư gan, phổi. Người dân nghi ngờ do ô nhiễm nguồn nước từ kho thuốc sâu ngày trước rò rỉ…

Có mặt tại xóm 10, chúng tôi hỏi người dân về kho thuốc sâu, họ bảo rằng: Muốn rõ tường tận thì gặp ông Lê Văn Thảo. Ông ấy nguyên là thủ kho thuốc sâu HTX. Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi về nhà ông Thảo.

23-47-14_anh-3
Ông Lê Văn Thảo, nguyên thủ kho HTX Nghi Thịnh

Biết phóng viên đến thăm, ông Thảo trải lòng: “Cô gặp tôi là đúng rồi. Tôi muốn được nói lên sự thật để cơ quan chức năng có giải pháp giúp người dân. Người chết vì ung thư thì nhiều nên mọi người hoang mang lắm, đến giờ bà con cũng không biết những cái chết đó có phải do kho thuốc sâu gây ra, hay do cái chi nữa”.

Theo ông Thảo, trước đây HTX có chôn khoảng 1 yến thuốc trừ sâu, số thuốc này cho vào chum rồi đào đất lấp xuống gần kho HTX. Tuy nhiên chiếc chum ấy nay đã vỡ nát, nằm lăn lóc trên mặt đất. Hiện khu đất này là nơi gia đình anh Phạm Văn Hùng sinh sống.

Gia đình anh Hùng có 4 người, khu vườn được anh trồng chuối, rau… Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan gần vị trí kho thuốc sâu. Thấy nhiều người trong xóm chết, vợ chồng anh Hùng hết sức lo lắng.

Chị Đặng Thị Hiếu, vợ anh Hùng tâm sự: “Cách đây 2 năm có một đoàn về lấy mẫu nước xét nghiệm hai vợ chồng rất vui mừng. Rứa mà đến nay chẳng biết kết quả như thế nào cả. Hoàn cảnh gia đình khó khăn không có tiền mua đất, xây nhà mới nên chấp nhận ở đây”.

23-47-14_anh-1
Gia đình chị Hiếu ở khu đất chôn thuốc sâu

Tưởng rằng nước giếng khoan, vợ chồng anh Hùng nghĩ sẽ an toàn, vậy mà mỗi khi đun sôi để nguội vẫn có màng trắng nổi lên. Còn những lúc nắng nóng có bốc mùi thoang thoảng. “Nước máy không có, muốn xây bể đựng nước mưa thì không có tiền, nên gia đình phải ăn nước giếng khoan. Tôi chứng kiến trong làng có nhiều người chết vì ung thư nhưng cũng không biết mần răng cả”, chị Hiếu buồn bã.

Mặc dù xóm 12, xã Nghi Mỹ không có kho thuốc sâu nhưng do địa hình thấp hơn nên sau một trận mưa thì nước từ xóm 10 và 13 đổ về đây.
Nói về số người bị chết do ung thư, ông Nguyễn Văn Phượng, trưởng xóm 12 cho biết: "Xóm không có thuốc sâu, vậy mà người chết vì ung thư lại nhiều nhất xã. Cách đây 2 năm, có một đoàn về lấy nước đi xét nghiệm nhưng đến nay vẫn
chưa có kết quả".

Hiện nguyên nhân những người chết do ung thư gây ra có phải là do ô nhiễm của thuốc sâu hay không, vẫn chưa có câu trả lời chính xác từ cơ quan chức năng.

Bên cạnh nhà chị Hiếu là nhà bà Trung, mẹ chồng của chị cũng có một cái giếng đào bốc mùi thuốc sâu nồng nặc. Bà Trung đã bịt lại chuyển qua ăn giếng nước khoan nhưng mỗi khi nấu lên để nguội thì nổi lên màng trắng lềnh bềnh. Thế nhưng bà Trung vẫn sử dụng nước để sinh hoạt hằng ngày.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Lưu, Chủ tịch xã Nghi Thịnh cho hay: Năm 2012, một viện khoa học đã về lấy 127 mẫu nước của xóm 8, 9 và 10. Sau đó họ có thông báo về là chưa đến mức phải lo lắng. Tiếp đến tháng 12/2013, họ lại gửi về bảng thông báo có một số mẫu vượt quá mức cho phép nhưng không cho biết các mẫu đó thuộc xóm nào để xã khoanh vùng và có những biện pháp khắc phục hậu quả.

“Đến bây giờ chúng tôi chưa dám khẳng định nguyên nhân gây cái chết ung thư là do nguồn nước bị nhiễm tồn dư của kho thuốc sâu. Riêng xóm 10 có nhiều người chết vì ung thư nhưng xóm đó có tới 500 khẩu thì cũng hết sức bình thường! Xã đã khởi công công trình cung cấp nước sạch từ năm 2012, kế hoạch đưa vào sử dụng vào tháng 8/2013, tuy nhiên đường ống chưa hoạt động được nên bà con chưa có nước dùng”, ông Lưu nói.

UNG THƯ HOÀNH HÀNH

Rời xóm 10, xã Nghi Thịnh, chúng tôi đến xã Nghi Mỹ, một trong địa phương "đội sổ" về số lượng kho thuốc sâu của huyện. Theo thống kê của Trạm Y tế xã Nghi Mỹ, trong năm 2013, trên địa bàn xã có 13 người chết do căn bệnh ung thư, số người chết tập trung ở xóm 10, 12 và xóm 13.

Ông Hoàng Văn Trí, nguyên thủ kho của HTX Nghi Mỹ kể: “Ở xóm 10, trước đây có kho chứa thuốc sâu lớn nhất xã. Kho thuốc này được chuyển từ Nghi Lâm về, có nhiều loại thuốc cực độc. Ngày đó không có đồ đựng cẩn thận,  thuốc sâu tràn trề trên nền đất. Sau khi HTX giải thể thì nhà bị phá và thuốc sâu tồn đọng ngấm vào đất, phần trôi cùng nước mưa sang các xóm bên cạnh”.

23-47-14_anh-5
Hoàn cảnh khó khăn nên rất ít hộ dân ở Nghi Mỹ lắp được máy lọc nước

Gia đình bà Phạm Thị Lành (xóm 10) đang ở khu vực kho thuốc sâu của HTX trước đây, nói: “Những lúc mưa to thì đất vẫn bốc mùi thuốc sâu. Chỗ nhà tôi nằm ở chỗ cao, cứ mưa thì nước từ đây chảy khắp nơi. Sau khi thấy nhiều người chết vì căn bệnh ung thư, tôi không dùng nước giếng đào mà khoan giếng sâu 35 m, rồi mua máy lọc nước để ăn uống. Gia đình tôi chưa ai có biểu hiện gì nhưng hộ ông Vinh ở gần nhà thì có hai người chết vì ung thư”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm