| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa mùa

Thứ Năm 11/07/2013 , 10:15 (GMT+7)

Các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất...

Các nghiên cứu về phân bón vô cơ cho cây lúa cho thấy: Để đạt năng suất 8 tấn thóc trên mỗi ha, cây lúa lấy đi từ đất khoảng 145kg N, 60 kg P2O5, 150 kg K2O, 560 kg SiO2, 23 kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 2kg Fe, 200g Zn, 150g B và 150g Cu trên mỗi ha.

Thực tế, đất trồng lúa ở các vùng của nước ta hầu hết là đất chua, độ pH trong khoảng từ 3 - 4,5; lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, Bo và những chất vi lượng do canh tác nhiều năm mà không bổ sung thêm vôi và các chất trung, vi lượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây lúa phát triển tốt nhất trên đất có pH từ 4,5 - 6,0 và phải có hàm lượng canxi, ma nhê và các chất trung vi lượng từ trung bình trở lên. Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi. Tuy nhiên, bón vôi sẽ làm chai đất; hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu Bo, kẽm...

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Cty CP Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… chuyên dùng cho cây lúa. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây lúa.

Để giúp bà con nông dân chăm bón cho lúa đạt năng suất cao, chất lượng gạo tốt; Cty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây lúa:

- Chủng loại phân bón: Dùng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho cây lúa:

+ Bón lót: Bằng phân ĐYT NPK 6.11.2 chuyên dùng bón lót cho lúa (dạng trộn 3 hạt); Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=6%, P2O5=11%, K2O=2%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=10%, CaO=20%, SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.

Hoặc phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên); Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=5%, P2O5=10%, K2O=3%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=9%, CaO=15%, SiO2=14% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%.

+ Bón thúc: Bằng phân ĐYT NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa (dạng trộn 3 hạt). Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=16%, P2O5=5%, K2O=17%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=5%, CaO=8%, SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%. 

- Mức bón (kg/sào 360 m2): 

Giống lúa

Bón lót

Bón thúc đẻ nhánh

Lúa thuần

200-300kg phân chuồng + 20-25kg phân ĐYT NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc 20- 25 kg phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên)

8-10 kg phân ĐYT NPK 16.5.17

(dạng trộn 3 hạt)

Lúa lai

200-300kg phân chuồng + 20-25kg phân ĐYT NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc 20- 25 kg phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên)

12-14 kg phân ĐYT NPK 16.5.17

(dạng trộn 3 hạt)

- Cách bón :

1. Bón lót :

- Đối với lúa cấy: Bón lúc bừa hoặc trước khi bừa lần cuối, cùng với phân chuồng để vùi sâu phân xuống dưới, sau đó để lắng đất, gạn bớt nước trong rồi mới cấy. Trường hợp nước lớn, ruộng có bờ bao, nước không chảy vẫn bón bình thường, lưu ý tránh không để chảy mất nước đục sẽ mất phân.

- Đối với lúa gieo sạ : Bón ngay khi bừa chít trước khi lên luống gieo xạ.

Nếu không có phân chuồng thì bón tăng lượng phân ĐYT NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên) bón lót thêm 3-5 kg/sào.

2. Bón thúc :

- Đối với lúa cấy: Bón sau cấy 7- 10 ngày.

- Đối với lúa gieo sạ: Bón khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Chỉ ở những chân ruộng mỏng mầu, cát pha thì mới phải bón thúc lần 2 vào thời kỳ đón đòng, dùng 4kg - 5kg NPK 16.5.17 để thúc vào buổi chiều tạnh nắng, tuyệt đối không để phân dính trên lá.

Lưu ý: Sử dụng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng. Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa theo đúng chỉ dẫn không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, là chìa khoá để đạt được hiệu quả thâm canh cao. 

CÔNG TY CP PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN

- Đơn vị đạt 4 danh hiệu anh hùng

- DN Phân bón duy nhất đạt TOPTEN Thương hiệu Việt năm 2011

- TOPTEN Sản phẩm vàng Việt Nam năm 2012

- Địa chỉ: Đường Phan Trọng Tuệ, huyện Thanh Trì, Hà Nội

- Điện thoại: 043.688.4489 - 043.688.5174 - Fax: 043.688.4277 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm