| Hotline: 0983.970.780

Sỹ tử phát "khùng" vì lạm dụng thuốc... tăng trí nhớ!

Thứ Năm 06/05/2010 , 10:17 (GMT+7)

Đã có nhiều sĩ tử phát bệnh “lơ ngơ” và phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp vì lạm dụng thuốc... tăng trí nhớ!

Áp lực kỳ thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học đang đè nặng lên hàng triệu sĩ tử khiến nhiều loại thuốc được thổi bùng công dụng như “thần dược” làm tăng trí nhớ, bồi bổ não bán chạy như tôm tươi. Kết quả đã có nhiều sĩ tử phát bệnh “lơ ngơ” và phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp!

BỖNG DƯNG… MẤT TRÍ!

Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân là các sĩ tử bị “ngộ độc” các loại thuốc được quảng bá có tác dụng bổ thần kinh, tăng trí nhớ, học bài mau thuộc. Tiêu biểu là trường hợp của học sinh N.A (lớp 12, ngụ Q.Bình Thạnh, TPHCM) phải nhập viện khẩn cấp vì uống quá nhiều thuốc Amphetamine (made in USA). Người nhà em A cho biết, do còn vài tuần nữa đến kỳ thi tốt nghiệp, A học ngày học đêm nên thương con, bố mẹ lùng mua thuốc bồi bổ thần kinh và được người bán giới thiệu “thần dược” Amphetamine. Không ngờ uống được vài liều thì A xuống sức thấy rõ, lười ăn uống, khuôn mặt bỗng dưng đờ đẫn, lơ ngơ, hay lo lắng mơ hồ và đêm ngủ cứ giật mình thon thót. 

“Thần dược” giúp tăng trí nhớ bán tràn lan khắp nơi

 

Khi làm xét nghiệm cho A, các bác sĩ giật mình khi biết thuốc Amphetamine là loại ma túy kích thích thần kinh bị cấm. Người uống Amphetamine cảm nhận mình bỗng có một năng lực dồi dào, làm việc say mê nhưng thực chất bệnh nhân đã rơi vào rối loạn hưng phấn. Có tới 66% những người lạm dụng Amphetamine đều có thể rơi phải chứng rối loạn tâm thần: mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi.

Tương tự, một nữ học sinh tên N.T.H (học sinh lớp 12, ngụ Q.9, TPHCM) cũng vừa được người nhà cho nhập bệnh viện Tân thần TPHCM khẩn cấp vì “trúng độc” thuốc Ritalin. Áp lực của kỳ thi tốt nghiệp và đại học cận kề đã khiến cô học sinh vốn gầy yếu lại càng teo tóp, xanh xao. H đã tự tìm mua “thần dược” Ritalin để mong cải thiện thể trạng và trí nhớ của mình, không ngờ uống được vài ngày cơ thể bỗng bứt rứt, khó chịu, tâm tính thay đổi, hay cáu gắt và mất ngủ. Theo bệnh viện Tâm thần TPHCM, thuốc Ritalin chỉ được điều trị cho bệnh nhân có chứng gia tăng hành vi, rối loạn tập trung chú ý. Nếu coi đây như một liệu pháp giúp tăng trí nhớ thì rất nguy hiểm vì nó có thể gây cho bệnh nhân đột tử.

TRÀN LAN “THẦN DƯỢC”

Các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần khẳng định, trong thời kỳ ôn thi, biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, căng thẳng của sĩ tử là dấu hiệu của áp lực học hành quá căng thẳng. Vì thế, việc giảm tải và điều phối hợp lý giờ giấc học hành, cộng với một chế độ dinh dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí hợp lý sẽ trở thành bài thuốc “thần dược” tốt nhất cho các sĩ tử không rơi cảnh “bỗng dưng… mất trí” vì các loại thuốc trời ơi!

Trong vai người nhà đi lùng mua “thần dược”, chúng tôi dễ dàng được các quầy thuốc giới thiệu mua hàng chục loại thuốc giúp sĩ tử bồi bổ não, cải thiện trí nhớ và học bài nhanh như thổi.

Tại các “phố thuốc” Phú Thọ (Q.10), Hai Bà Trưng (Q.3), chúng tôi được nhiều dược sĩ giới thiệu loại bán chạy nhất hiện nay là thuốc bổ thần kinh ngoại nhập như: Tanakan 125.000 đồng/hộp; Duxil 130.000 đồng/hộp; Nootropyl 60.000 đồng/hộp, hay thuốc Pho-L nhập từ Hàn Quốc… Tuy nhiên, khi xem kỹ hướng dẫn sử dụng, chúng tôi giật nảy mình khi biết các loại thuốc này được khuyến cáo chỉ dành điều trị bệnh suy giảm trí nhớ ở người già hoặc những bệnh nhân bị chấn thương sọ não! Tiếp tục yêu cầu loại thuốc Nam dược, chúng tôi được biết thêm “thần dược” của trí nhớ là Vova dưỡng não (viên nang mềm), Vova dưỡng não (viên sủi) hay Arcalion. Đặc biệt, đối với các sĩ tử nghèo, các loại thuốc rẻ tiền như ginkgo biloba, Glutaminol B1, B6, B12, hay Hoạt huyết dưỡng não, nhân sâm, segin – gingseng… cũng được thổi phồng có công hiệu thần kinh tuyệt vời!

Theo bác sỹ Phạm Văn Trụ, các loại thuốc “tăng cường trí nhớ” trên thị trường phần lớn dùng cho người bị suy giảm trí nhớ tạm thời chứ không phải dùng cho người bình thường. Việc phụ huynh tùy tiện cho con dùng thuốc bổ thần kinh vô tội vạ, không có đơn của bác sĩ sẽ có tác dụng ngược, gây nhanh quên, buồn ngủ. Nguy hiểm hơn, nếu dùng thuốc bổ thần kinh lâu ngày có thể gây rối loạn hành vi, hoang tưởng, suy gan, suy thận, cơ thể suy kiệt. Ngoài ra, các loại thuốc bổ tâm thần cao cấp, nếu dùng cho người khỏe mạnh thì cũng không có tác dụng nhiều và bị cơ thể đào thải, gây lãng phí và thậm chí còn phản tác dụng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm