| Hotline: 0983.970.780

"Thả cóc rồi thì không cần đĩa"

Thứ Sáu 28/12/2012 , 10:19 (GMT+7)

Tất cả sẽ “sáng” nếu khung chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương được ra đời.

Ông Lê Đức Hiền, Cục phó Cục PCTNXH, Bộ LĐ-TB&XH

Năm 2013, sẽ có một lượng lớn người hành nghề mại dâm được trả về với xã hội. Trao đổi với NNVN, ông Lê Đức Hiền, Cục phó Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Cục PCTNXH), Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tất cả sẽ “sáng” nếu khung chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương được ra đời.

Phải xóa bỏ kỳ thị

Được biết, gần 1.000 gái mại dâm đang bị quản lý tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội sắp được thả về cộng đồng. Nhiều người e ngại tình hình này “bệnh” xã hội sẽ ngày càng phức tạp hơn. Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông nói gì?

Không cần nói thì nhiều người cũng hiểu rằng, những người nghiện ma túy, người có HIV luôn biết mình có bệnh, bị xã hội lên án nên chẳng bao giờ có đề xuất lớn với Chính phủ mà chỉ mong muốn được bình đẳng trước xã hội. Chúng ta phải tạo điều kiện để hỗ trợ cùng với DN cho họ được vay vốn làm ăn. Chứ lúc nào cũng sợ bệnh tật hoặc có nhiều thủ tục phức tạp thì vô hình sẽ càng thít chặt cuộc sống của nhóm người dễ bị tổn thương hơn. Muốn thay đổi thì các cơ quan Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với nhau để có những phương án hiệu quả.

Hiện nay ở nhiều địa phương, nhóm Tự lực đã hình thành những cách làm này rồi. Chỉ cần vài ba triệu đồng thôi nhưng cũng giúp cho một cô gái nhiễm HIV nuôi được lứa lợn hoặc buôn bán nhỏ để ổn định cuộc sống. Theo tôi, chính sách đó phải thoáng, phù hợp với từng nhóm người, phù hợp từng người.

Cục PCTNXH sẽ có những chính sách hỗ trợ vốn như thế nào đối với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này trong thời gian tới khi họ về với cộng đồng?

Hiện nay, chúng tôi đang lấy ý kiến của nhiều Bộ, ngành liên quan để xây dựng khung chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương rồi trình Chính phủ xem xét. Theo đó, có 4 nhóm dễ bị tổn thương sẽ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách do Bộ LĐ-TB&XH phân bổ cho từng tỉnh, thành phố là: Người sống chung và người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; người đang cai nghiện và sau cai nghiện ma túy; người bán dâm; người điều trị thay thế nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện. Ngoài ra, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà sử dụng lao động là người nghiện và sau nghiện cũng được xem xét vay vốn. Nhóm được vay vốn có thể mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, công cụ lao động, máy móc, xe máy, phương tiện để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Ông kỳ vọng thế nào khi những chính sách này đi vào cuộc sống?

Hàng ngàn phụ nữ đã từng bán dâm sẽ có điều kiện để thay đổi cuộc sống bằng những công việc lương thiện hơn. Hay có hàng vạn người đang bán dâm sẽ được trợ giúp về cách phòng tránh HIV hoặc được trợ giúp về pháp lý khỏi bị tiếp tục rơi vào đường dây mua bán dâm. Cá nhân tôi rất kỳ vọng khung chính sách này, nếu nhanh chóng đi vào cuộc sống xã hội sẽ giảm đi rất nhiều tệ nạn.

Trong nhiều cuộc họp, ông có nói rằng, hiện có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhóm người dễ bị tổn thương chưa thật sự đi vào cuộc sống. Cụ thể hơn là gì, thưa ông?

Nhiều lắm nhưng trong đó chủ yếu là sự kỳ thị của xã hội. Với nhóm người này, họ muốn được cụ thể hơn như tổ chức việc làm phù hợp với điều kiện, năng lực, tay nghề và kỹ năng để sử dụng vốn được vay sao cho hiệu quả. Chúng ta cũng chưa có bộ phận giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay và cách thức thu hồi vốn của nhóm người này nữa.


Có việc làm thanh niên sẽ tránh xa được nhiều thói xấu xã hội

Tôn vinh doanh nghiệp nhận lao động nghiện

Địa phương nào đã thực hiện hiệu quả việc cho vay vốn này mà ông ấn tượng?

Tôi ấn tượng hơn cả là mô hình tỉnh Khánh Hòa đang tạo nhiều điều kiện cho người bán dâm, người nghiện ma túy được vay vốn để làm ăn. Cụ thể, họ được vay với mức không quá 20 triệu đồng/người hoặc không quá 50 triệu đồng/hộ. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không quá 300 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp hộ gia đình có đối tượng sau cai nghiện ma túy, mại dâm hoàn lương thuộc hộ nghèo thì được vay vốn theo chương trình cho vay hộ nghèo. Mức lãi suất cho vay đang được áp dụng như hộ gia đình thì được hỗ trợ 100% lãi suất và bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng kỳ. Thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 24 tháng kể từ ngày người vay nhận tiền vay. Còn với cơ sở kinh doanh, sản xuất thì lãi suất là 0,65%/tháng. Lãi suất quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Tại TP.HCM cũng đã ban hành Đề án cung cấp Methadon cho người sau cai. Tại Hà Nội thì có đề án cho người bán dâm, sau cai được vay vốn.

Có ý kiến cho rằng, ngăn chặn hoạt động mại dâm hiện nay giống như tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”. Quan điểm của ông thì sao?

Nếu không bắt thì sẽ không cần đĩa nữa. Tuy nhiên, phải cần sự vào cuộc một cách tự giác của nhiều Bộ, ngành liên quan kết hợp với một cơ chế điều hành đủ mạnh của Nhà nước. Nhà nước phải là nhạc trưởng để xử lý những sự vụ này.

Nhiều văn bản chỉ đạo nhưng hiệu quả lại không như ý muốn. Theo ông, làm thế nào để tránh được tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đó?

Việc làm đầu tiên và quan trọng nhất là phải xóa bỏ dần sự kỳ thị và đón nhận sự vào cuộc của cả xã hội. Tôi thấy lúc này chính là thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành việc đó bởi tất cả đã “chín” lắm rồi. Ngoài ra, theo tôi không chỉ có quyết định của Chính phủ về chính sách cho vay vốn mà cần có thêm chính sách tôn vinh những đơn vị, doanh nghiệp, trung tâm dạy nghề sẵn sàng tiếp nhận những đối tượng trên vào làm việc. Phải kết nối mối quan hệ giữa xã hội - doanh nghiệp - gia đình chặt chẽ hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

Điều kiện để được xem xét vay vốn: Có hộ khẩu thường trú dài hạn (trên 1 năm) và thường xuyên sống tại xã, phường, thị trấn nơi Ngân hàng chính sách xã hội cho vay; Có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; Có sức khỏe để sản xuất, kinh doanh theo dự án, phương án. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết về sử dụng lao động là người thuộc 4 nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và tổng số người thuộc 4 nhóm đó phải chiếm ít nhất 20% người lao động trong cơ sở.

(Trích Dự thảo Khung chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, Bộ LĐ-TB&XH).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm