| Hotline: 0983.970.780

Thất bại thảm hại của một đại dự án

Thứ Ba 28/06/2011 , 14:29 (GMT+7)

Tan hoang dự án tôm Việt Mỹ
Trong mấy năm qua, Hà Tĩnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn. Bên cạnh những dự án thành công, không ít những dự án khi nhập cuộc, trống giong cờ mở, tỉnh đã ưu tiên đất đai ở những nơi thuận tiện nhất, nhưng rốt cuộc đã trở thành dự án hại dân. Điển hình là đại dự án nuôi tôm Việt Mỹ.

NIỀM VUI NGẮN CHẲNG TÀY GANG

Vào những năm đầu thế kỷ 21, thời bấy giờ hiếm hoi lắm Hà Tĩnh mới kêu gọi được một vài dự án vào đầu tư. Năm 2002, Dự án nuôi tôm trên cát của Cty Công nghệ Việt Mỹ (gọi tắt là Cty Việt Mỹ) do TS Đinh Đức Hữu, một Việt kiều từ Mỹ về đầu tư. Hà Tĩnh hồ hởi đón nhận và cấp ngay 2.000 ha đất cát ven biển thuộc địa phận 3 xã biển ngang của huyện Thạch Hà mà không hề suy tính. Khi được bàn giao đất, chủ đầu tư đã tổ chức triển khai ra quân rầm rộ, hoành tráng, nhằm phô trương quy mô dự án, bao gồm: Xây dựng khu du lịch sinh thái biển (làng sinh thái ven biển) gắn với nhiệm vụ chính là nuôi tôm công nghiệp trên cát.

Sau một thời gian chuẩn bị, các thủ tục về đầu tư được hoàn tất. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, chủ đầu tư đã tập trung xây dựng 180 ao nuôi tôm và đưa vào sản xuất thử 40 ao. Do thiếu nước ngọt để điều hòa độ mặn nên vụ nuôi đầu tiên này tôm phát triển chậm, còi cọc. Để khắc phục, Cty đã khoan hàng chục miệng giếng để lấy nước ngọt điều hòa độ mặn cho các hồ tôm; đồng thời thay đổi con giống từ giống tôm sú chuyển sang nuôi giống tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi cũng được đẩy từ 40 lên 180 ao.

Nhờ những cải tiến kĩ thuật, vụ tôm cuối năm 2005 và cả năm 2006, Cty có bước thắng lợi, sản lượng đạt 1.400 tấn tôm thương phẩm. Kết quả buổi đầu là niềm vui, sự kiêu hãnh của nhà đầu tư, cũng là niềm vui mừng khôn xiết của lãnh đạo tỉnh và người dân trong vùng. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, bởi thời gian tiếp theo là cả chuỗi dài thất bại đến thảm hại.

THẤT BẠI CHỒNG THẤT BẠI

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2006, Cty tiếp tục vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư với hy vọng sẽ nâng sản lượng, mở rộng quy mô dự án từ 180 ao lên 250 ao. Thế nhưng, do bất cập trong công tác quản lý, điều hành cộng với một số lý do khác, nhiều kỹ sư, cán bộ tài giỏi đều bỏ Cty ra đi; tình hình an ninh bất ổn ngày một gia tăng, trình độ kỹ thuật nuôi của Cty ngày một yếu kém.

Thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu người giỏi, năng suất hồ nuôi ngày một giảm. Đại dự án nuôi tôm Việt Mỹ ngày càng chạm gần bờ vực phá sản. Nợ nần chồng chất, diện tích nuôi ngày càng thu hẹp, từ 180 ao xuống chỉ còn 20 ao. Làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, đất đai bỏ hoang hóa, các công trình hạ tầng phơi nắng phơi mưa. Vì thế, cuối năm 2007, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định thu hồi 309,2 ha trong tổng số 586 ha đất đã cấp cho Cty Việt Mỹ trên tổng dự án quy hoạch 2.000ha.

Theo báo cáo của Cty, đến tháng 6/2011, nguồn vốn Cty đầu tư vào dự án nuôi tôm trên cát là 101 tỷ, trong đó vốn vay là 20 tỷ, vốn tự có và huy động khác là 81 tỷ đồng. Đến thời điểm này, Cty còn nợ ngân hàng 20 tỷ đồng trong đó nợ gốc 10 tỷ và nợ lãi 10 tỷ; nợ nhà thầu thi công dự án 18 tỷ đồng, cộng với gần 6 tỷ đồng các khoản nợ khác…

Được biết, để vay được số tiền trên, Cty đã sử dụng GCNQSD đất thế chấp cho Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Thăng Long, Hà Nội và Ngân hàng NN-PTNT Hà Tĩnh với tổng diện tích đất thế chấp gần 300 ha. Ngoài ra, Cty còn nợ tiền tôm giống của một số đơn vị cấp giống, tiền thức ăn nuôi tôm, tiền công nhân lao động...

HÀNG NGHÌN HECTA ĐẤT HOANG

Có thể nói, trên 100 tỷ đồng của Cty Việt Mỹ đầu tư vào dự án này đã trôi sông, trôi biển. Nhưng nguy hiểm hơn, dự án phá sản đã để lại một diện tích cực lớn đất ven biển bị đào phá nham nhở, nguy cơ hoang mạc hóa rất cao. Vì vậy, tỉnh Hà Tĩnh hiện đang phải vất vả làm thủ tục để thu hồi toàn bộ dự án.

Thất bại của dự án nuôi tôm trên cát tại Hà Tĩnh của Cty Việt Mỹ có thể xem là bài học đắt giá. Trước hết, việc cấp hàng nghìn hecta đất cho Cty này là việc làm có phần nóng vội của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thời bấy giờ. Bởi lẽ, Cty này còn lạ lẫm với nghề nuôi tôm, lại càng lạ lẫm với điều kiện tự nhiên của vùng đất khắc nghiệt Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, năng lực tài chính của Cty còn chưa rõ ràng; việc quy hoạch, quản lý, triển khai dự án còn nhiều bất cập, yếu kém…

Minh chứng cho năng lực tài chính yếu kém là chỉ một thời gian ngắn sau khi được cấp đất, chủ đầu tư đã sử dụng chính GCNQSD đất này để thế chấp vay tiền ở các ngân hàng. Giờ đây những gì sót lại của đại dự án nuôi tôm trên cát chỉ là đống hoang tàn, đổ nát. Trên diện tích đất mênh mông với số vốn đầu tư khổng lồ ấy, hiện tại chỉ vỏn vẹn còn 20 hồ nuôi tôm. Khốn nỗi, chủ nuôi của các hồ này giờ đây không phải là Cty Việt Mỹ mà là một cá nhân tại Hà Tĩnh.

Cá nhân này trước đây chuyên bán nợ thức ăn tôm cho Cty, sau đó Cty làm ăn thua lỗ nên họ đã phải lăn xả vào nuôi tôm để trừ nợ dần.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm