| Hotline: 0983.970.780

Thực cảnh 'Ký ức Hội An' làm tổn thương Hội An

Thứ Hai 09/04/2018 , 08:36 (GMT+7)

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, tỉnh Quảng Nam, cho rằng hiểu Hội An  có thể chưa đầy đủ nhưng phải chân thực, không thể hiểu sai lệch được.

“Đừng nhân danh bất cứ gì, đừng nhân danh làm du lịch, cuốn hút du khách để làm sai lệch lịch sử. Thiếu tính chân xác thì bản thân nó sẽ làm hỏng ngay, nó không chỉ hỏng về mặt kinh tế mà hỏng về mặt văn hóa”.
 

Thô kệch, xa lạ

Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” ra mắt khán giả ngày 18/3, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công nhận 2 kỷ lục: “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam”và “Chương trình biểu diễn nghệ thuật thường nhật có số lượng diễn viên tham gia đông nhất”. Song sau đó gặp phải những ý kiến phản đối gay gắt từ phía những người xem có chuyên môn.

15-43-02_img_5677
Chinh phụ hóa đá... mò cua (“Ký ức Hội An” - 18/3)

Nhà văn Nguyên Ngọc chia sẻ, ông mua vé và cố ngồi xem một tiếng rưỡi đồng hồ để rồi kinh ngạc về sự nghèo nàn và thô kệch của cái gọi là chương trình nghệ thuật thực cảnh ấy. Nhà văn băn khoăn về “ê kíp sáng tạo hùng hậu nhất việt Nam’’ không tìm được gì hơn ngoài cái mô típ cũ rích vọng phu chờ chồng hóa đá ở Hội An.

“Chuyên gia lịch sử nào cố vấn cho đạo diễn mời từ tận bên Trung Quốc qua vậy? Rồi người Hội An dồn lồng đèn lại để tạo ánh sáng cho anh chồng lạc hướng ngoài biển khơi biết lối mà tìm đường về. Chuyện bịa thì cũng được thôi nhưng bịa đến thế thì quá thô kệch, xa lạ đến nhố nhăng”, nhà văn Nguyên Ngọc nói.

Còn ông Nguyễn Sự phân tích: “Cái thiếu sót chính của nhà sản xuất chương trình là không tham khảo ý kiến của người Hội An vì không ai hiểu Hội An bằng chính họ”.
 

Trọc phú

Nguyên Ngọc lý giải, ở Việt Nam vọng phu bao giờ cũng ngồi cô đơn trên ngọn núi cao để mòn mỏi ngóng ra khơi xa, đến hóa đá. Đó là hình ảnh bi thiết mà cao cả, chứ không có cảnh lếch thếch lội lõm bõm dưới sông cạn chưa đến gối để rồi hóa đá thành người… mò cua!

“Họa chăng chỉ có cái cảnh kỹ xảo rẻ tiền anh chàng chinh phu bay vút từ trên cánh buồm lớn xuống với người chinh phụ đã hóa đá đứng còng lưng một cách vụng về dưới sông cạn còn có thể làm lóa mắt mấy bà cụ già ở quê lần đầu ra phố coi xiếc…”, nhà văn bày tỏ.

Nguyên Ngọc cũng phân vân “Ấn tượng Hội An’’ với sân khấu thực cảnh được quảng cáo là rất tân kỳ mới nhập khẩu từ Trung Quốc, còn chương trình cụ thể có tên là “Ký ức Hội An’’ mà tìm mãi, chẳng thấy tí Hội An nào. Ông mỉa mai chắc vị cố vấn lịch sử uyên bác quá biết Hội An không hề có đám cưới Huyền Trân với Chế Mân để trưng con voi khổng lồ ra. Còn chợ Hội An thì biến thành kiểu chợ nổi đặc sản của Cái Răng miền Tây Nam Bộ.

“Tôi có hỏi cảm tưởng anh Nguyễn Sự, anh chỉ hạ hai chữ: trọc phú! Rất có ý nghĩa: văn hóa trọc phú ồn ào, khoa trương mà trống rỗng. Đặc điểm của văn hóa trọc phú là hình thức, hợm hĩnh và thô kệch, lấy kỹ xảo che cho sự nghèo nàn, ở đây có khá đầy đủ những thứ đó. Ngược với thị hiếu văn hóa nhỏ nhẹ, tinh tế Hội An”, Nguyên Ngọc cho biết.
 

Tổn thương Hội An

"Hội An rất đẹp, mà đã là người làm nghệ thuật thì tất phải biết, cái đẹp bao giờ cũng mong manh, càng đẹp càng mong manh. Hội An lại rất nhỏ, đã quá đẹp lại quá nhỏ, nên càng rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một chút thô bạo và ngu dốt, là tai họa rồi”, Nguyên Ngọc đánh giá.

Bình luận về thực cảnh nghệ thuật “Ký ức Hội An”, ông cho rằng thị hiếu thấp, qua hình thức phô trương, với kỹ thuật tinh xảo, âm thanh hiện đại chát chúa, cùng các trò chơi ánh sáng choáng ngợp lừa bịp, làm rối loạn thị hiếu công chúng, triệt tiêu sự suy nghĩ, gây câm điếc, trơ lỳ về thẩm mỹ.

“Ký ức Hội An’’ đang là một tai họa văn hóa cho thành phố này”, nhà văn Nguyên Ngọc cảnh báo.

Nhà nghiên cứu Trương Điện Thắng cho rằng: Nội dung kịch bản “Ký ức Hội An” trái ngược lại những gì thuộc về văn hóa, lịch sử của Hội An.

“Về nghệ thuật thì tất cả các màn trình diễn đều không mang tính khái quát gì hết đối với văn hóa Hội An. Hội An nhẹ nhàng, đằm thắm. Ở trong một xã hội hiện đại nhưng Hội An vẫn giữ cái hồn riêng, giữ cái nét riêng. Hội An nhẹ nhàng mà thẩm thấu vào lòng người”, ông Thắng phân tích.

Ông Thắng nói các kỷ lục như Sân khấu lớn nhất, Âm thanh ánh sáng hoành tráng… Hội An không cần. “Cái hoành tráng của Hội An chính là chiều sâu của nó”.

Cần khiêm nhường, lắng nghe, học hỏi

“Đến với một vùng đất và người như vậy, chạm vào nó, dù anh là chuyên gia “cha đẻ của ngành nghệ thuật thực cảnh’’ nổi tiếng ở những đâu đâu, là người được coi cố vấn sử học hoạt ngôn có tiếng, là kiến trúc sư không biết được ai phong là nhà “Hội An học’’… thì anh đều phải hết sức thận trọng, rất khiêm nhường, lắng nghe mà học, chứ đừng vội đem những thứ mình tưởng văn minh tân thời đến dạy cho dân u muội ở đây” (Nhà văn Nguyên Ngọc).

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm