| Hotline: 0983.970.780

Tiêu chí thu nhập "quá khó" với Phú Tân

Thứ Tư 12/09/2012 , 10:12 (GMT+7)

Ông Lâm Văn Hiệp, Bí thư Đảng bộ xã, khẳng định thu nhập bình quân đầu người của xã rất khó đạt được theo như tiêu chí xây dựng NTM đề ra.

Trường Tiểu học Phú Tân A đạt chuẩn quốc gia

Khi được hỏi tiêu chí nào là “quá khó” cho xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) trong quá trình xây dựng NTM, ông Lâm Văn Hiệp, Bí thư Đảng bộ xã, gần như không cần phải suy nghĩ, cân nhắc, mà trả lời ngay là thu nhập bình quân đầu người  của xã.

Ông Hiệp cho biết: "Hiện tại, xã có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, chỉ khoảng 13 triệu đồng/người/năm. Nếu căn cứ theo tiêu chí 10, để xã có thu nhập bình quân đầu người bằng thu nhập bình quân của tỉnh cũng đã là khó, nói chi đến yêu cầu phải gấp 1,3 của tỉnh, tôi nghĩ, khó thực hiện được".

Cái khó này có nguyên nhân khách quan vì đây là một xã đặc biệt khó khăn, thuần về nông nghiệp: trồng lúa chính, hoa màu phụ. Hơn nữa, đây là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm gần 79% dân số xã, có tới 852 hộ nghèo (chiếm 24,6%), 470 hộ cận nghèo. Tất nhiên, từ những cái khó đó kéo theo một số cái khó khác liên quan tới một số tiêu chí mà xã phải cật lực phấn đấu mới hy vọng đạt được xã NTM vào năm 2015. Như tiêu chí nhà ở dân cư, cơ cấu lao động, giáo dục…

Tuy nhiên, về những tiêu chí đạt được, cũng phải thấy sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân xã rất lớn, đáng ghi nhận. Ông Võ Minh Luân, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xã đã đạt được cơ bản 10/19 tiêu chí; đặc biệt các tiêu chí trường học, cơ sở vật chất văn hóa và hình thức tổ chức sản xuất có thể nói đạt chuẩn NTM", ông Luân cho biết thêm.

Về trường học, xã có hai trường đạt chuẩn quốc gia là Trường Mầm non Phú Tân và Trường Tiểu học Phú Tân A. Còn trường THCS Phú Tân, tuy đạt chuẩn về cơ sở vật chất nhưng thiếu diện tích mặt bằng và phòng chức năng nên 6 tháng đầu năm 2012, xã đã mua thêm 600m2 đất để nâng cấp cơ sở vật chất trường.

Về cơ sở vật chất văn hóa, xã có 6 ấp, mỗi ấp đều có nhà sinh hoạt cộng đồng, được xây dựng khang trang; tiền đầu tư cho mỗi nhà sinh hoạt cũng có tới 200 triệu đồng. Đặc biệt nhà sinh hoạt ấp Phước Lợi còn là trung tâm văn hóa xã có diện tích rộng 3.000m2, có hồ cảnh, sân tập, sân bóng, thiết bị tập thể dục. Nơi đây đã quy tụ được người già và thanh, thiếu niên mỗi sáng, chiều về tập thể dục, sinh hoạt, vui chơi giải trí.

Về hình thức tổ chức sản xuất, thuận lợi của xã góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân là mô hình cánh đồng mẫu tại ấp Phước An với diện tích 122ha, gồm 87 hộ tham gia. Cánh đồng này đã được triển khai mở rộng ra qua ấp Phước Hòa với diện tích 100ha, 89 hộ và ấp Phước Thuận với diện tích 109ha, 89 hộ. Đến nay, cánh đồng đã có trên 330ha. Ngoài ra, xã còn có một chương trình nhân giống lúa cao sản tại 4 ấp với quy mô 100ha, 100 hộ của các ấp Phước Lợi, Phước An, Phước Hòa, Phước Thuận. Dự kiến đến cuối năm 2012, cánh đồng mẫu lớn của xã sẽ có được trên 500ha. Hy vọng nó sẽ là đòn bẩy giúp bà con nông dân, nhất là bà con người Khmer có thêm thu nhập, thoát nghèo và nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã lên con số khấm khá hơn.

Cánh đầu mẫu lớn xã Phú Tân cũng có những nông dân Khmer làm lúa có tiếng, như anh Kim Xai Huyl và anh Trần Văn Thuận. Anh Kim Xai Huyl hiện là Tổ trưởng Tổ hợp tác ấp Phước An. Tổ hợp tác của anh đã xây dựng cánh đầu mẫu lớn được hơn 2 năm. Kết quả là có được những thành quả đáng tự hào, nên anh được chọn đi báo cáo điển hình của huyện tại tỉnh Sóc Trăng; đồng thời được chọn đi Philippine “thăm” Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) để học hỏi kinh nghiệm. Anh nhớ lại: “Chúng tôi làm lúa chung được hơn 2 năm rồi. Năm rồi, đồng chúng tôi sạ 2 giống lúa OM6976, OM5976, 2 giống lúa mà theo tôi, ít bệnh, kháng rầy. Kết quả 3 vụ như sau: Đông Xuân 8 tấn/ha; Hè Thu 7,5 tấn/ha; Thu Đông cũng bằng Hè Thu. Như vậy, mỗi ha/vụ tổng chi: 16.635.000 đồng; tổng thu: 42.340.000 đồng; lời (lãi) được: 25.705.000 đồng”.

Được hỏi về phương cách làm, anh cho biết thêm: “Chúng tôi kết hợp giữa thủ công và cơ giới. Chẳng hạn, làm đất có 12 máy xới cầm tay kết hợp với máy cày; khi sạ, chúng tôi sạ tay, chia tổ sạ. Cắt đập thì bằng máy gặt đập liên hợp 70%, máy tuốt 30%”. Triển vọng mà cánh đồng mẫu lớn này đang có là được Cty Cổ phần Lộc Nguyên bao tiêu sản phẩm, giá cả ổn định. Năm rồi, họ bán được giá từ 5.7-5.900 đồng/kg với sản lượng 650 tấn. Cái lợi kép là các hợp đồng khi làm lúa được thanh toán sau với giá rẻ hơn 100.000 đồng/ha so với bên ngoài, do Cty Phân bón Bình Điền hỗ trợ; mặt khác, cánh đồng nằm dọc theo kênh, nên lúa cắt xong được di chuyển xuống ghe 15-30 tấn, chở thẳng về Kế Sách cho Cty.

Còn anh Trần Văn Thuận, cũng là một nông dân Khmer sản xuất giỏi và cũng có khả năng tổ chức. Được biết, anh cũng đang xây dựng cánh đồng mẫu lớn khác cũng tại xã, trên 100ha. Anh cho biết: “Tôi nghĩ, người Khmer chúng tôi hiện nay buổi đầu hợp tác trong cánh đồng mẫu lớn, rất cần chính quyền hỗ trợ, trợ giúp khoa học kỹ thuật và lúa giống. Còn về khả năng cần cù, chịu khó học hỏi, chắc chúng tôi cũng theo kịp tiến bộ và cũng có khả năng làm lúa tốt”.

Kiến nghị, đề xuất của địa phương cho việc xây dựng NTM, ông Lâm Văn Hiệp nêu: “Khó khăn của cơ sở là các tiêu chí, tiêu chuẩn đặt ra khá cao. Có những tiêu chí đề nghị cấp trên nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với từng loại xã, nhất là những xã đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào người dân tộc”. Ngoài chuyện thu nhập bình quân đầu người, vấn đề giáo dục - đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nước sạch sử dụng… là những việc cần được quan tâm và giải quyết căn cơ thì mới duy trì được sự bền vững.

Trong chương trình cải thiện, tăng thu nhập, bà con cũng có được các mô hình trồng màu. Ông Trương Đắc Pháp, Phó chủ tịch UBND xã Phú Tân, cho biết: “Hiện nay, việc trồng ớt sừng vàng châu Phi cũng đem lại hiệu quả, thu nhập khá. Cây ớt trồng mất 2 tháng cho trái; nếu khéo chăm sóc có thể thu hoạch được 6 tháng. Khi ớt nghịch mùa, mùa nắng, có giá bán khá cao tới 50-60 ngàn đồng/kg. Còn mùa mưa, giá ớt trung bình dao động ở mức 25-40 ngàn đồng/kg, mà ở mức này, người dân cũng đã có lời”.

Ngoài ra, người dân còn trồng bắp ăn, mất 3 tháng/vụ, diện tích cũng trên 5ha. Bán mão (toàn bộ, không tính riêng hạng, loại) 1 công cũng được khoảng 3 triệu đồng.

Vì là địa phương nghèo, có đông đồng bào Khmer, nên Phú Tân cũng có được nhiều chương trình hỗ trợ, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, như Chương trình Heifer hỗ trợ cho 81 hộ phương tiện sản xuất, Chương trình 74, mở lớp dạy nghề cho 90 lao động thuộc hộ nghèo, Chương trình 167… Nhưng mặt khác, việc vận động toàn dân tham gia đóng góp xây dựng NTM, nhất là về phương diện vật chất, cũng ở mức giới hạn. Tính đến nay, việc vận động quỹ vì người nghèo cũng chỉ ở mức trên trăm triệu đồng, từ đóng góp của một số nhà hảo tâm và thân nhân Việt kiều.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm