| Hotline: 0983.970.780

Tìm lại hồn Thăng Long

Thứ Hai 09/08/2010 , 11:17 (GMT+7)

Một dự án đã kéo dài 4 năm nay và đang chờ ngày “đơm hoa, kết trái”, để hồn thiêng Thăng Long bay lên trong ngày Đại lễ, đó là dự án Phục hồi và phát triển múa cổ Thăng Long - Hà Nội.

Một dự án đã kéo dài 4 năm nay và đang chờ ngày “đơm hoa, kết trái”, để hồn thiêng Thăng Long bay lên trong ngày Đại lễ, đó là dự án Phục hồi và phát triển múa cổ Thăng Long - Hà Nội.

Đất Thăng Long xưa vốn đã tồn tại nhiều loại hình văn hóa, sinh hoạt cộng đồng độc đáo, múa cổ vô hình chung được nhiều người dân xứ Kinh Kỳ tôn lên làm di sản. Gốc rễ của múa cổ Thăng Long vốn được hình thành và phát triển trên cơ sở văn hóa làng xã, tuy vậy, những điệu múa cổ theo thời gian đã dần bị mai một, việc phục hồi múa Thăng Long đã trải qua một thời gian dài và nhiều nghệ sĩ múa đã tâm huyết, kiên trì theo đuổi để phục dựng, để tìm lại khí phách một thời, tìm lại những động tác bay bổng của những nghệ sĩ đất Kinh Kỳ.

Hơn 30 điệu múa đã được giới thiệu qua các mùa Tết Nguyên Đán 2007, 2008, 2009 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, qua đó, những điệu múa như Bồng của làng Triều Khúc, xã Tân Triều (Thanh Trì); múa Bài Bông của làng Phù Nhiêu, xã Quỳnh Trung (Phú Xuyên); múa Giảo Long của phường Việt Hưng (quận Long Biên); múa Thị Hồ Huỳnh Cân của chùa Đống Lim (Long Biên); múa Tứ linh làng Lỗ Khe; múa Giải oan thích kết, chùa Đào Xuyên, (Long Biên); múa Vật; múa Chạy cờ, làng Triều Khúc... đã được người dân Thủ đô biết đến và yêu mến. Những tràng pháo tay không ngớt tại vườn hoa Lý Thái Tổ vào dịp Tết 2009 khi những nghệ sĩ múa dựng lại múa Vật (làng Mai Động) hay Hội Trống (Phú Xuyên)… là minh chứng hùng hồn cho bước đầu thành công của dự án tâm huyết này.

Tuy vậy, nhiều nghệ sĩ múa cao tuổi tham gia dự án này cho hay, múa cổ Thăng Long có khoảng gần 100 điệu múa, ngoài 30 điệu múa kể trên, còn có sự xuất hiện của yếu tố tâm linh trong loại hình nghệ thuật này như múa Tín ngưỡng, múa Tôn giáo, múa Cung đình... Khi triển khai dự án này, các nghệ sĩ đều gặp khá nhiều khó khăn vì không thể tìm được người truyền dạy nên chỉ đọc qua tài liệu, sách tham khảo, báo chí…

Nghệ sĩ Trần Lê Cung, người tiếp xúc với nghệ nhân hát Bài Bông Lương Đức Nghi, kể rằng: “Dù đã 80 tuổi, râu tóc đã bạc nhưng cụ Nghi vẫn ngày ngày đọc sách, nghiên cứu chi tiết các loại hình nghệ thuật diễn xướng và truyền lại cho còn cháu trong làng, ngoài ra, cụ còn mày mò nghiên cứu, sưu tầm từng lời ca để phổ biến cho người trong làng. Chính tình yêu lời ca, điệu múa Bài Bông của cụ Nghi đã tiếp thêm động lực cho các anh em nghệ sĩ trong việc tìm lại hồn Thăng Long trong từng điệu múa cổ”.

“Những khó khăn trong 4 năm qua là vô cùng kể xiết”, NSND Lê Ngọc Canh, Chủ nhiệm dự án cho hay. Ông rưng rưng xúc động khi thấy "bạn bè, người bắt xe ôm, kẻ tự đi xe máy, người thì nhờ cháu đèo bằng xe đạp… về lại những ngôi làng cũ. Tìm được đúng địa chỉ rồi thì các cán bộ xã, phường lại…lắc đầu quầy quậy vì không biết điệu múa đó như thế nào. Tuy vậy, dựa vào những tài liệu thu thập được, các người bạn của chúng tôi cũng đã được chỉ dẫn tận tình và như “cá gặp nước”, những người hiểu được ý nghĩa của những điệu múa Kinh Kỳ lại cầm tay, truyền dạy nhiệt tình và thao thao nói về hồn phách trong từng động tác”.

Ngoài NSND Lê Ngọc Canh, có thể kể đến những nghệ sĩ múa tâm huyết theo đuổi dự án này như nghệ sĩ Thúy Mùi, Thúy Hạnh, Hoàng Hà, Lê Ngọc Minh, Đức Hạnh, Nguyễn Dân, Vũ Toán, Trần Lê Cung, Như Bình, Thúy Minh…

Tuy mừng trước mắt khi những điệu múa cổ Kinh Kỳ xưa lại xuất hiện trên đất Thăng Long 1000 năm tuổi nhưng những người tham gia dự án cũng đau đáu câu hỏi, phục dựng xong rồi, biết bảo tồn sao đây khi lớp trẻ kế cận chưa thực sự sẵn sàng?

Đã có rất nhiều bản tham luận về việc bảo tồn nhưng vẫn chỉ là trên lý thuyết suông. Nghệ sĩ Thúy Mùi cho rằng: “Múa cổ rất hay, rất đặc sắc nhưng tất cả những tinh hoa của múa cổ chỉ được tôn lên khi phù hợp với không gian văn hóa, đó chính là không gian sinh hoạt cộng động làng xã, vì nó vốn sinh ra để phục vụ cho các lễ hội làng. Ở trong không gian đó, múa cổ tôn lên mối quan hệ cộng đồng gắn kết, từng cái phẩy tay cũng đủ cho ta thấy, khí phách hồn thiêng sông núi, nét thanh lịch của con người xứ Kinh Kỳ. Vì vậy, thật khó để múa cổ đứng độc lập hay đưa ra biểu diễn trên sân khấu lớn”.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, múa cổ rất khó và mất rất nhiều thời gian để theo đuổi, lớp trẻ kế cận thường thiếu kiên trì nên rất dễ nản, hơn nữa, trải qua thời gian, nhiều điệu múa đã bị cải biên, rất khó tìm thấy nguyên bản ban đầu. Bảo tồn và phát triển vốn dĩ không tách rời nhau, múa cổ cũng vậy, chữ “cổ” đã nói lên tình trạng khó khăn với sự chuyển dịch thế hệ. “Khó thì khó nhưng vẫn sẽ phải làm”, NSND Chu Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam đã phát biểu như vậy!

Hi vọng vậy, để hồn vía Thăng Long không chỉ xuất hiện trong ngày Đại lễ rồi “bất thình lình” lại biến mất.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm