| Hotline: 0983.970.780

Tin tưởng cây trồng chuyển gen

Thứ Hai 24/10/2011 , 09:49 (GMT+7)

Cuộc tranh cãi về cây trồng chuyển gen lại một lần nữa rộ lên. Có 3 thế lực hiện rõ: ủng hộ, phản đối và… im lặng.

Ông Nguyễn Lân Hùng - TTK Hội các ngành sinh học VN

Cuộc tranh cãi về cây trồng chuyển gen lại một lần nữa rộ lên. Có 3 thế lực hiện rõ: ủng hộ, phản đối và… im lặng.

Tuy nhiên, đa phần họ là những nhà khoa học hết lòng với nền nông nghiệp Việt Nam. Ý kiến của các nhà khoa học toát lên tình cảm của họ đối với nông dân, với đất nước. Họ khác quan điểm nhưng đều là những người lo toan cho đất nước. Họ đều đáng quí. Dù sao, với Chính phủ, chúng ta phải đi tới một ý kiến thống nhất để trình lên Thủ tướng. Không lý, bắt Thủ tướng tự quyết định?

Ngay từ năm 2003, Hội Các ngành sinh học Việt Nam đã có một hội thảo về “Thực trạng công nghệ sinh học Việt Nam và một số giải pháp”. Nhiều ý kiến của các chuyên gia đầu ngành đã được thảo luận. Cây trồng chuyển gen đã được nêu ra với các kết quả khảo nghiệm ở nhiều nước. Mỹ, Achentina, Trung Quốc là những nước đi tiên phong. Họ thử nghiệm trên đậu tương, ngô, bông vải và cải dầu.

Tiếp theo là hàng loạt nước cùng lao vào nghiên cứu với các đối tượng mới như: Thái Lan (bông, đu đủ, hạt tiêu, cà chua và lúa), Malaysia (cao su, dừa, phong lan và ớt), Philippin (ngô, lúa, chuối, đu đủ, xoài và dừa). Inđônêxia (bông, ngô, khoai tây và đậu tương), Ấn Độ (bông, thuốc lá, khoai tây, cà chua, cà, súp lơ, cải bắp…), Singapore (lúa và rau ăn lá), Nhật Bản (công bố 31 sản phẩm chuyển gen dùng làm lương thực và 15 sản phẩm biến đổi gen dùng cho gia súc), Đài Loan (tỏi, hành, cà, đậu xanh, ớt, cà chua, khoai tây, lúa và rau cải), Nam Phi (ngô và bông), Ai Cập (khoai tây, cà chua, ngô, đậu, lúa mì, dưa chuột, bông), Achentina, Brazil, Bolovia, Colombia (đậu tương, ngô, bông, lúa và các loại hoa), Úc và New Zealand (đậu tương, cải dầu, khoai tây, củ cải đỏ, bông) ...

Rõ ràng, thế giới hết sức quan tâm và đầu tư rất lớn vào thành tựu cây trồng chuyển gen. Họ vẫn đang tiếp tục thử nghiệm. Một số cây đã được khẳng định và đưa vào SX. Các đối tượng khác vẫn được nghiên cứu. Vì vậy, ta chớ né tránh! Thận trọng là việc rất cần thiết. Nhưng phản đối theo cảm tính là việc làm không hay.

Trong lịch sử khoa học, chúng ta không quên cuộc đời thăng trầm của Men-đen. Ngay ở thế hệ chúng tôi, khi ngồi trên ghế trường đại học vào những năm 60 của thế kỷ trước, chúng tôi đã được một số thầy (có người đã mất và có người còn sống) ra sức phê phán Men-đen. Họ coi Men-đen như một đối tượng phản động, phản khoa học. Thế rồi, chân lý lại hửng sáng. Lý thuyết của Men-đen được công nhận và chúng ta hổ thẹn rút các bài báo đã phê phán Men-đen đi.

Đối với vấn đề ưu thế lai, chúng ta cũng bị tụt hậu. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, người ta đã đi vào nghiên cứu ưu thế lai. Hàng loạt thành tựu ra đời. Sự chậm chạp của chúng ta trong vấn đề này đã làm tổn hại đến thu nhập của nông dân rất lớn. Ta chậm cả nửa thế kỷ.

Công nghệ sinh học nổi lên thành mũi nhọn cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính phủ ta cũng nhận rõ điểm đó. Chúng ta đã có cả nghị quyết riêng về phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam. Trong đó, công nghệ gen được coi như chiếc chìa khóa để mở ra những bước hoàng kim của công nghệ sinh học. Đây là một cuộc cách mạng có tính chất đột phá vào khoa học và công nghệ trên hàng loạt lĩnh vực.

Thế giới đã dừng đâu! Hàng loạt công trình về cây trồng biến đổi gen vẫn liên tiếp đăng trên các tạp chí khoa học ở nhiều nước. Họ vẫn có quyết tâm rất cao. Chớ vội coi ta hơn họ. Đừng suy luận như thầy bói: Chả nhìn thấy ma đâu mà vẫn… sợ ma!

Vì vậy, ai đó chớ lớn tiếng phê phán (trong lúc mình chẳng có thử nghiệm nào, chả có đóng góp gì… mà chỉ đi nghe rồi chỉ trích). Xin vui lòng bình tĩnh để các nhà khoa học chân chính của chúng ta tiếp tục nghiên cứu và sớm đưa ra các kết luận ngay chính trên đồng đất Việt Nam.

Riêng đối với cây bông, ta nên quyết định ngay việc áp dụng giống chuyển gen vào SX. Hầu như cả thế giới đã trồng bông chuyển gen. Hiệu quả rất rõ rệt. Hai ông bạn khổng lồ là Ấn Độ và Trung Quốc ở ngay cạnh ta đều đã dùng giống bông chuyển gen. Thế mà có người lại đề nghị: 10 năm nữa Việt Nam mới nên nghĩ tới việc trồng cây chuyển gen. Ôi, lâu quá! Nếu chờ như thế, có khi các vị lại “đi sớm” mà không được chứng kiến cây trồng chuyển gen phát triển ào ạt ở Việt Nam…

Cá nhân tôi tin tưởng, trong một tương lai gần, các nhà khoa học của chúng ta sẽ đưa các giống cây chuyển gen vào Việt Nam.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm