| Hotline: 0983.970.780

Tình hình VietGAP trên chè

Thứ Hai 02/08/2010 , 09:30 (GMT+7)

Tuy là nước đứng thứ 5 về xuất khẩu chè nhưng người tiêu dùng trên thế giới chẳng ai biết đến chè Việt Nam, lý do đơn giản là có đến 98% sản lượng chè xuất khẩu của VN đều ở dạng nguyên liệu thô.

Việt Nam hiện có trên 131.000 ha chè, năng suất búp trung bình 7,15 T/ha/năm, sản lượng trên 165 nghìn tấn; chè khô xuất khẩu đạt 133 triệu USD/năm (bình quân 1.100 USD/T), giải quyết việc làm cho 400.000 hộ của 35 tỉnh trong cả nước.

Tuy là nước đứng thứ 5 về xuất khẩu chè nhưng người tiêu dùng trên thế giới chẳng ai biết đến chè Việt Nam, lý do đơn giản là có đến 98% sản lượng chè xuất khẩu của VN đều ở dạng nguyên liệu thô, đóng bao tải 50 kg bán cho các nước khác với giá rẻ để họ đấu trộn với sản phẩm chính hiệu của họ đặng làm giảm giá thành, bởi thế lúc được giá nhất thì chè VN chỉ bằng 70% giá chè cùng loại của thế giới, phần lớn chỉ được 50%. Một hội nghị quốc tế về chè VN vừa được tổ chức tại Hà Nội đã vạch rõ nguyên nhân chính là do Việt Nam chú trọng về sản lượng mà không chú trọng về chất lượng.

Câu ví “Chè Thái gái Tuyên” chỉ đúng với VN mà chưa hẳn đúng với phần đông người tiêu dùng trên thế giới bởi các dân tộc đều có gu thưởng thức chè khác nhau. Đi du lịch Trung Quốc ghé thăm “đạo trà” với hàng trăm loại mới thấy người ăn mày phát hiện ra vỏ trấu trong ấm trà của cụ Nguyễn Tuân vẫn chưa là cái gì. Nói như vậy cũng chỉ muốn nói rằng VN đang bán cái mình có.

Việt Nam chúng ta có nhiều trà quý, trước hết phải kể chè cổ thụ Suối Giàng, mỗi gốc cây phải 2, 3 người ôm, chè Shan tuyết ở trên núi cao của người H’mông… Nhưng tiếc thay sản lượng thứ thiệt cũng không đủ biếu nhau nói chi đến bán. Lâm Đồng là tỉnh có hơn 26.000 ha chè, chiếm 1/5 diện tích chè của cả nước (gấp 5 lần ngày giải phóng) lại có cái nôi chè Cầu Đất từng nổi tiếng từ thời Pháp nhưng người Bắc lại không thích gu chè này chỉ vì nước không xanh và lượng tanin chưa đủ gắt. Người trong nước thì không quý nhưng điều kiện ở Bảo Lộc lại quá tuyệt vời với người Đài Loan, họ đưa giống, kỹ thuật canh tác và chế biến sang sản xuất nên chè Ô Long, bán với giá trên 100 USD/kg.

Chè là thức uống, mà là uống ít chứ không phải nhiều nên điều cần trước hết là chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thế nhưng từ nông dân đến công ty ai cũng muốn năng suất cao, “mười ngày hái một lần”. Đến hội nghị nào cũng được nghe nhấn mạnh “chè là cây xóa đói giảm nghèo”. Từ năm 2008, tại Bảo Lộc có 50 ha được thí điểm VietGAP nhưng giới truyền thông cũng không biết mô hình ấy đã được công nhận chưa, có đạt hiệu quả và nhân rộng ra không? Tại bản Thác Dài, huyện Phú Lương – Thái Nguyên có 27 ha theo hướng GAP lồng ghép với chương trình xây dựng làng nghề.

Các tiêu chí về VietGAP trên chè cũng “kinh điển” như các loại nông sản khác gồm 12 nội dung (Đánh giá và lựa chọn vùng trồng chè; Giống và gốc ghép; Quản lý đất và giá thể; Quản lý phân bón và chất phụ gia; Quản lý nước tưới; Quản lý thuốc BVTV và hóa chất; Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển; Quản lý và xử lý chất thải; Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại) hộ nông dân hoặc cơ sở sản xuất nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên vẫn có một số người hiểu nhầm rằng chè được chứng nhận GAP là ngon, trên thực tế việc ngon hay không là một việc khác. Cần phân biệt 3 khái niệm thuộc 3 lĩnh vực khác nhau mà lại có mối tương hỗ lẫn nhau – Chè được công nhận GAP, Chè có chất lượng cao và Chè có thương hiệu tốt. Trước đây Đà Lạt đã từng tưng bừng khai mạc lễ hội chè nhưng cơ hội chỉ thấy đến với du lịch mà chưa đến với chè.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm