| Hotline: 0983.970.780

Tràn lan rượu Gò Đen lậu

Thứ Ba 22/01/2013 , 09:22 (GMT+7)

Cũng như miền Bắc, tại “vương quốc” nấu rượu nổi tiếng phía Nam là Gò Đen (Long An) tràn lan rượu không phép, rượu lậu tung ra thị trường để bán dịp Tết Quý Tỵ, mặc cho Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực từ hơn nửa tháng nay.

Cũng như miền Bắc, tại “vương quốc” nấu rượu nổi tiếng phía Nam là Gò Đen (Long An) tràn lan rượu không phép, rượu lậu tung ra thị trường để bán dịp Tết Quý Tỵ, mặc cho Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực từ hơn nửa tháng nay.

Tràn lan rượu lậu, rượu giả

Chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A đoạn từ cuối chợ Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM về đến địa phận các xã Mỹ Yên, Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An sẽ thấy 2 bên đường cơ man nào là rượu. Khu vực này vốn nức danh với sản phẩm rượu đế Gò Đen truyền thống. Tuy nhiên, dạo gần đây, từ sau khi Nghị định 94 ra đời, các mặt hàng rượu không nhãn mác vẫn được bán tràn lan ngoài đường. Hàng chục lò bày bán đủ loại như nếp than, nếp, đặc biệt là rượu đế đặc sản của Bến Lức chỉ vẻn vẹn có một bảng hiệu đề “rượu đế Gò Đen”. Trên thân chai cũng chỉ ghi tên, nơi bán và số điện thoại chứ không hề được làm nhãn mác theo quy định. Cứ như vậy, hàng nghìn chai rượu được bày bán rất công khai, ngay mặt lộ mà không bị cơ quan chức năng kiểm tra.

Ghé vào cửa hàng rượu Gò Đen Thuận Chiều thuộc xã Long Hiệp, Bến Lức, tôi thắc mắc là vì sao rượu này không có nhãn mác gì, thì được người bán trả lời rất thật: “Rượu này nấu tại đất Gò Đen ai chẳng biết là rượu đế Gò Đen, có nhãn luôn đây”, vừa nói, ông ta vừa đưa cho tôi xem cái gọi là “nhãn” thật ra là tờ giấy dính ghi tên, chủ lò và số điện thoại.


Rượu Gò Đen không nhãn mác vẫn được bày bán tràn lan

Không chỉ không có nhãn mác, đến giấy phép kinh doanh, sản xuất rượu cũng không có. Bà Hà Thị Bảy, chủ lò rượu tại khu II, ấp Long Bình, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, nói: “Bây giờ nấu rượu khó khăn, người mua thì ít, giá lại rẻ, không biết còn trụ được bao lâu nữa nên cần giấy phép làm gì!”. Không riêng gia đình nhà bà, hầu như trên toàn bộ địa bàn khu II đều không có giấy phép nấu rượu, nhưng vẫn được duy trì hoạt động. Tính tới cuối năm 2012, khu vực Gò Đen có từ 500-600 cơ sở nấu rượu thủ công lớn nhỏ, trung bình nấu từ 20-30 lít/ngày tùy vào lượng khách, nhưng chủ yếu vẫn là phục vụ trong ấp, xã. Nhiều hộ nấu quy mô lớn như nhà bà Bảy, thời điểm nhiều khách hay cần nấu xuất khẩu, có khi lên tới cả 100 lít/ngày, nhưng cũng chỉ vài hộ có giấy phép.

Cũng chính vì việc bày bán tràn lan, không phép, không nhãn mác như vậy đã tạo điều kiện cho rượu giả lấy danh “rượu đế Gò Đen” chen chân. Bà Nguyễn Thị Phụng, xã Long Hiệp, bán rượu đến nay đã 43 năm, vậy mà cũng có lần bị lừa bán nhầm rượu giả, bà chia sẻ: “Tôi nhận của một mối lạ nhờ bán hộ vài chục lít rượu. Khách đến mua đòi đo nồng độ cồn nhưng khi đo thì không chai nào còn độ do cồn bị bay hơi, tôi phải đem vứt hết”.

Theo bà, rượu đế giả Gò Đen chỉ cần để 4-5 ngày là cồn bay hơi, hết độ, còn rượu đế Gò Đen thứ thiệt để cả năm cũng không có hiện tượng gì. Rượu giả chủ yếu nấu bằng nước giếng, pha cồn, nặng độ, uống vào hôm sau sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu chứ không có tỉnh táo, thoải mái như rượu thật. Không riêng gì cửa hàng bà Phụng, một số cửa hàng khác cũng lâm vào tình trạng tương tự, khiến khách hàng nghi kị, mất nhiều mối làm ăn, thương hiệu “rượu đế Gò Đen” ngày một giảm sút.

Gian nan hô hào đăng ký!

Với mục đích xây dựng thương hiệu độc quyền, giúp bà con sản xuất đúng quy định, năm 2008, Hiệp hội rượu đế Gò Đen thành lập với khởi đầu 50 thành viên là các hộ nấu rượu thủ công trong khu vực. Tuy nhiên cho tới cuối năm 2012 số lượng thành viên vẫn không tăng lên chút nào bởi lý do thị trường không phát triển được, toàn khu vực chủ yếu các lò rượu gia đình nấu nhỏ lẻ từ 40-50 lít/ngày nên họ nghĩ không cần phải gia nhập. Nhiều lò rượu cho đến nay chưa hề biết có Nghị định 94. Lò rượu Bảy Huỳnh Nhơn với gần 50 năm trong nghề, là nơi cung cấp rượu cho các mối nhỏ lẻ trong và ngoài địa bàn, nhưng khi hỏi đến Nghị định 94 thì lắc đầu không biết. Bà nói: “Làm giấy phép lắm thủ tục, phải chịu thuế, rượu bán giá cao thì ai mua. Hầu như khu này có lò nào có giấy phép đâu”.


Cửa hàng rượu đế Gò Đen chính hãng của Hiệp hội vẫn vắng khách

Ông Cao Văn Hùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Long An cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được bất cứ sự phản ánh nào từ phía người dân về vấn đề rượu giả này. Một khi đã có thông tin, chúng tôi phải xác minh, điều tra rồi mới có biện pháp xử lý. Tới đây, chúng tôi sẽ có các đợt kiểm tra chất lượng rượu để bảo đảm mua sắm dịp Tết cho bà con”.

Vào cuối khu vực ấp Long Bình, xã Long Hiệp, tôi tìm gặp chủ lò rượu Tư Nga, là hộ duy nhất tại khu vực II có giấy phép sản xuất rượu. Bên trong lò, các quy định từ vệ sinh, an toàn cháy nổ, đến các khâu chưng cất, lọc rượu đều được kiểm tra và bảo đảm. Vừa đi, vừa chỉ cho tôi về bình lọc rượu, bà Đặng Thị Tuyết Nga, chủ lò chia sẻ: “Các quy định về nấu rượu tôi luôn tuân thủ. Các lớp tập huấn, hướng dẫn tham gia đầy đủ, cái bình lọc này là của Hiệp hội phổ biến xuống thành viên đó”.

Nhưng không phải ai cũng có ý thức chấp hành như bà, khi xã có yêu cầu mọi người làm giấy phép, bà phổ biến, rủ mọi người cùng đăng ký nhưng không có ai đi. Thành ra, khu này có mỗi mình bà có giấy phép, nhãn hiệu. Hiện tại, bà cũng là thành viên của Hiệp hội rượu đế Gò Đen, với 36 năm nấu rượu, bà tự hào vì thương hiệu rượu Gò Đen Tư Nga được nhiều người trong và ngoài nước ưa dùng. Nhiều người còn đặt hàng bà loại rượu giá cao 100 ngàn/lít.

Ông Trương Tấn Mãnh, Chủ tịch Hiệp hội rượu đế Gò Đen nói: “Hiệp hội thành lập với mong muốn phát triển thương hiệu, giữ vững danh hiệu làng nghề, đồng thời bảo đảm thành viên tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, với những khó khăn về vốn đầu tư, chi phí sản xuất, thị trường tiêu thụ, rượu Gò Đen vẫn tiêu thụ rất chậm”. Hiện cả 250 thành viên đều được kiểm tra về quy trình, chất lượng rượu nghiêm ngặt, đã có 2 đơn vị có tinh chế bao bì, đóng gói đúng tiêu chuẩn. Mới đây, Hội cũng đã hoàn thành 2 đề tài khoa học là sản xuất rượu đế thủ công và sản xuất men vi sinh. Hội đang cố gắng tuyên truyền, mở các đợt tập huấn nâng cao ý thức cho người dân về trách nhiệm của mình cũng như tuân thủ đầy đủ các quy định, mà cụ thể mới đây nhất là Nghị định 94 về sản xuất, kinh doanh rượu.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm